Sách Gieo mầm yêu thương của sư cô Thích Nữ Nhuận Bình ra mắt tại đường sách TP.HCM
Sáng ngày 3-2, sư cô Thích Nữ Nhuận Bình đã có buổi giao lưu và trò chuyện với độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp ra mắt cuốn sách Gieo mầm hạnh phúc. Đây là món quà tinh thần tiếp theo sau thành công của cuốn sách Mở lối yêu thương do Saigon Books và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành.
Sư cô Thích Nữ Nhuận Bình, quê Quảng Trị, xuất gia từ năm 1994, là tác giả của các cuốn sách như: Giữa đôi dòng (tập truyện ngắn, NXB Phương Đông 2017); Mở lối yêu thương (tản văn, NXB Văn hóa - Văn nghệ 2018). Đặc biệt, theo chia sẻ của đơn vị phát hành, dù ra mắt trong thời gian ngắn nhưng cuốn sách Mở lối yêu thương đã nhanh chóng nhận được sự đón nhận của độc giả. Đến nay, cuốn sách này đã bán được 15.000 bản và được đưa vào 4 đề thi của các trường trung học.

Sư cô Thích Nữ Nhuận Bình tại buổi giao lưu ra mắt sách "Gieo mầm hạnh phúc".
Theo chia sẻ của sư cô Thích Nữ Nhuận Bình, sau cuốn sách Mở lối yêu thương rất nhiều độc giả đã liên lạc với sư cô, chia sẻ những vướng mắc, những câu chuyện khó nói và mong muốn nhận được lời khuyên.“Bản thân tác giả đi tu từ nhỏ, chính chia sẻ của độc giả là những tư liệu sống giúp tác giả có thêm nhiều chất liệu để viết nên cuốn sách này. Từ những chia sẻ của độc giả, bản thân tác giả nghĩ mình phải có trách nhiệm, sứ mạng làm một cái gì đó để tháo gỡ những vướng mắc trên”, sư cô Thích Nữ Nhuận Bình chia sẻ về lý do ra mắt cuốn sách mới.

Cuốn sách "Gieo mầm hạnh phúc" được tác giả viết trong 4 tuần, là sự tiếp nối mạch nguồn cảm xúc từ cuốn sách trước. Cuốn sách Gieo mầm hạnh phúc gồm 44 mẩu chuyện nhỏ xoay quanh những điều giản dị mà mọi người dường như bỏ quên trong cuộc sống đời thường.
Giữ nguyên tính ứng dụng từ triết học nhà Phật, mỗi mẩu chuyện để lại những mầm sống hạnh phúc trong những tâm hồn đang ma sát lẫn nhau giữa vòng xoay nhanh như tia sáng của xã hội thực tại.
Từ đó chiếc chìa khoá mầu nhiệm giúp chúng ta sống chậm lại, thở chậm lại, cảm nhận không gian sống trong lành hơn, để từ đó nhận ra những góc nhỏ vui vẻ để yêu đời nhiều và trân trọng vạn sự, vạn vật đang chuyển động xung quanh.

Hạnh phúc thực sự chỉ đến từ nội tâm bên trong của mỗi người, không phải đến từ bên ngoài.
Nhiều thành phần độc giả đã đến lắng nghe và trò chuyện với sư cô Thích Nữ Nhuận Bình.
Dẫn lại câu nói của triết gia Karl Marx: “Hạnh phúc là đấu tranh”, một độc giả lớn tuổi có mặt tại buổi giao lưu mong muốn sư cô Thích Nữ Nhuận Bình chia sẻ thêm về quan niệm hạnh phúc.
Đáp lại sự quan tâm của vị độc giả này, sư cô Thích Nữ Nhuận Bình cho biết: “Một vấn đề bao giờ cũng có nhiều quan điểm khác nhau".
Theo tác giả, hạnh phúc là mình biết bằng lòng và biết đủ. Hạnh phúc thực sự chỉ đến từ nội tâm bên trong của mỗi người, không phải đến từ bên ngoài. Vì nếu hạnh phúc đến từ ngoại vật, nó cũng sẽ chóng tàn, nhanh phai như sự vật, hiện tượng luôn vô thường biến đổi. Niềm vui ấy rất tạm bợ, hạnh phúc ấy sẽ qua mau, chẳng bền lâu vĩnh cửu”.
Được biết, toàn bộ nhuận bút từ ấn phẩm được sư cô Thích Nữ Nhuận Bình dành cho công tác từ thiện và cứu trợ nhiều mảnh đời khó khăn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tình mẫu tử của Vạn Lộc từ đời bước vào thơ
Sách Phật giáo
Nhà thơ - Phật tử Vạn Lộc bước sang tuổi 84, nắm chắc cái đặc trưng khó lẫn tạp của con người xứ Quảng, lại được học tập và rèn luyện cái văn hoá của đất Thần kinh quê chồng.

Đủ nắng hoa khai, một đóa Như Lai – Bản giao hưởng của tuổi trẻ tỉnh thức
Sách Phật giáo
Đã từng nghe đồn thổi rằng, tuổi trẻ đẹp tựa như một vầng trăng tròn, sáng tinh khôi, nhưng chỉ là bóng trên mặt hồ vậy. Đẹp là thế mà đến trong thoáng chốc. Nếu ai không biết trân quý sự hiện diện ấy thì có lẽ, khi đã luống tuổi sẽ cảm thấy nuối tiếc.

Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.
Xem thêm