Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/01/2019, 11:03 AM

Đường xưa mây trắng: Cuốn sách hay kể về cuộc đời Đức Phật

Bằng giọng văn trong sáng và lối kể chuyện nhẹ nhàng, giản dị, cuốn "Đường xưa mây trắng" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp độc giả dễ dàng tìm hiểu cuộc đời Đức Phật.

Bài liên quan

Với lối kể chuyện của một cuốn tiểu thuyết, Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt (NXB Tôn giáo) giới thiệu đầy đủ cho ta biết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc còn là Thái tử Tất Đạt Đa cho tới khi ngài bắt đầu quá trình đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ.

Hành trình của Đức Phật (trong sách được dùng với âm "Bụt", phiên âm từ âm Buddha trong tiếng Phạn) được mô tả qua lời kể của chú bé chăn trâu Svastika, người sau này xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật.

Đó là chú bé cúng dường cỏ bồ đề cho sa môn Siddhatta (Tất Đạt Đa) tĩnh tọa suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Tên các nhân vật, địa danh được tác giả sử dụng bằng tiếng Pali, vì tác giả cho rằng tiếng Pali dễ đọc hơn. Cuối sách, có bảng đối chiếu các tên riêng bằng tiếng Pali, Phạn và Hán Việt để bạn đọc tham khảo.

Những câu chuyện về cuộc đời Bụt được kể lại tuần tự theo trình tự thời gian, từ lúc người sinh ra, lớn lên, đạt những thành tích trong các cuộc thi thể thao, rồi lấy vợ, sinh con, học làm chính sự…

Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt (NXB Tôn giáo) giới thiệu đầy đủ cho ta biết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc còn là Thái tử Tất Đạt Đa cho tới khi ngài bắt đầu quá trình đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ.

Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt (NXB Tôn giáo) giới thiệu đầy đủ cho ta biết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc còn là Thái tử Tất Đạt Đa cho tới khi ngài bắt đầu quá trình đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ.

Hành trình tiếp nối qua việc Bụt nhìn thấy quy luật sinh lão bệnh tử trước mắt, quyết từ bỏ gia đình ra đi tầm sư học đạo cho tới khi Ngài giác ngộ Đạo giải thoát, rồi Ngài bắt đầu quá trình đi thuyết pháp thu nhận môn sinh và phát triển giáo đoàn,...Qua đó ta cũng có thể thấy được những khó khăn, gian khổ mà Bụt và giáo đoàn của Ngài đã vượt qua…

Bài liên quan

Bằng văn phong nhẹ nhàng giản dị và lối hành văn thuần Việt, Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận những giáo lý của nhà Phật như Tứ diệu đế hay Bát chánh đạo cũng như con đường giúp giải thoát của đạo Phật.

Tên các chương sách được đặt rất gần gũi, nên thơ, như Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài, Tiếng sáo canh khuya, Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng, Hoa trái của ngày hôm nay…

Tất cả các câu chuyện cho ta thấy Bụt là một nhân vật rất đời thường, là một con người chứ không phải là thần thánh. Từ một con người bình thường, sống cuộc đời vĩ đại, mà Bụt đã trở nên vĩ đại.

Cuốn sách được Thiền sư khởi viết tại một cái quán ở Xóm Thượng, trong năm đầu tiên mở cửa Làng Mai vào mùa hè. Thiền sư kể lại: “Tôi viết Đường xưa mây trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá”.

Theo Thiền sư, chương khó viết nhất trong cuốn sách là đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp.

Đọc "Đường xưa mây trắng" không những chúng ta biết được tường tận cuộc đời đức Phật, những giáo lý căn bản của Người, mà còn biết được tình trạng xã hội Ấn Độ khi Phật còn tại thế.  Nếp sống của đức Phật và các đệ tử xuất gia cũng như tại gia của Người hồi bấy giờ đã được mô tả thật là đẹp, quá đẹp, làm người đọc không khỏi bâng khuâng nuối tiếc khi nhìn vào hiện tình Phật Giáo nói chung, Phật Giáo Việt Nam nói riêng.  Phải chăng không có gì thoát khỏi định luật vô thường? Nhưng nếu chính định luật vô thường cũng vô thường thì hiển nhiên chúng ta phải hi vọng và tin tưởng vào sự hưng khởi của Phật Giáo. Có thể sau một chu kỳ biến đổi, Phật Giáo sẽ lại trở về với giá trị tinh thần như thời Phật còn tại thế, tuy bề ngoài vật chất có nhiều thay đổi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Tác giả cuốn sách

Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Tác giả cuốn sách "Đường xưa mây trắng"

Có thể nói mỗi chương trong "Đường xưa mây trắng" là một bài thuyết Pháp dưới dạng một câu chuyện nhỏ, một ký ức, một cảnh sinh hoạt,... Những bài thuyết Pháp này trình bày khá đầy đủ những giáo lý căn bản Phật giáo, và dư đủ những chủ đề tu tập cho cả hai giới xuất gia và tại gia. 

Bài liên quan

Chính lối hành văn này đã khiến cuốn sách đạt được thành công. Càng đọc, ta càng thấm sâu lời của Bụt, rằng chúng ta ai cũng có thể thành Bụt. Đọc "Đường xưa mây trắng" ta có thể ngộ rằng: Không thấy Bụt như một con người thì sẽ khó mà đến với Bụt. Và đến với Bụt là đến với một thế giới bình an, bác ái, vị tha và chia sẻ.

Do những thành công ấy, "Đường xưa mây trắng" đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được đông đảo tín đồ Phật giáo yêu thích.

Chúng ta sẽ thấy trong "Đường xưa mây trắng" có đầy đủ những giáo lý căn bản quen thuộc như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Vô Lượng Tâm, Bát Chánh Đạo, Vô Ngã, Vô Thường, Tính Không của Vạn Pháp, Nguyên Lý Tương Duyên, Tương Tức,... cùng các phương pháp tu tập khác không kém phần quan trọng.

Nếu bạn đã từng quen thuộc với những tác phẩm của Thầy Nhất Hạnh thì bạn có thể thấy trong "Đường xưa mây trắng" thầy Nhất Hạnh đã gói ghém, xếp đặt khéo léo phần lớn Kinh sách đã xuất bản của Thầy, và đặt trọng tâm trên 2 chủ đề: Chánh Niệm và Tỉnh Thức, vì theo tác giả thì "Chánh Niệm là con đường duy nhất để thực hiện giải thoát và giác ngộ" và bí quyết của Chánh Niệm là "sống  tỉnh thức từng giây từng phút" (Chương 18, trang 188-189).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bộ sách tỉnh thức của bác sĩ Nguyễn Bảo Trung

Sách Phật giáo 17:31 21/03/2024

Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung (sinh năm 1980) đang công tác tại một bệnh viện ở TP.HCM, là tác giả của các tựa sách được nhiều bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt, khởi đầu là tác phẩm Vô Thường (2016), với những câu chuyện đời thường nhưng phảng phất tinh thần Phật giáo sâu sắc.

Theo dấu chân Phật

Sách Phật giáo 22:10 20/03/2024

Tôi đã hai lần thăm viếng đất Phật trước khi viết bộ đại sử Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt. Tôi chỉ đến những địa danh lịch sử quan trọng để tạo cảm xúc cho trang viết của mình.

Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức nói về "Trọn vẹn từng khoảnh khắc"

Sách Phật giáo 14:00 05/03/2024

Dưới đây là bài viết nhận xét về nội dung cuốn sách "Trọn vẹn từng khoảnh khắc" - tác giả Thy Lâm, Nxb Công Thương - của Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh).

Tất cả đều trống rỗng

Sách Phật giáo 10:30 04/03/2024

Một bà lão mộ đạo từ một tỉnh kế cận đến chùa Pah Pong (Thái Lan) hành hương. Bà thưa với Thiền sư Ajahn Chah rằng bà chỉ có thể ở đây một thời gian ngắn thôi vì bà còn phải trở về chăm sóc mấy đứa cháu của bà.

Xem thêm