Bước đầu tìm hiểu về công tác nghiên cứu Phật học ở Việt Nam
Nghiên cứu Phật học là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng. Từ đó có thể từng bước hoạch định đường lối phát triển cũng như phát huy được những thành tựu của Phật giáo để có những đóng góp lớn hơn nữa cho lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái.
Công tác nghiên cứu của Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội
Trong 30 năm hoạt động, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ Phân viện Nghiên cứu Phật học đã thực hiện được những thành quả nổi bật như sau:
Biên dịch và xuất bản một số bộ Từ điển Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2008) làm công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu Phật học (vì cho đến thời điểm ra đời của Phân viện (1990) ở Việt Nam chưa có một bộ từ điển nào đầy đủ đáp ứng yêu cầu của công tác nghiên cứu Phật học).
Phân viện NCPH VN tại Hà Nội còn biên soạn các công trình như các bộ: “Phật học Hán – Việt Đại từ điển”, “Phật Quang Đại Từ điển”.
30 năm Tạp chí Nghiên cứu Phật học chuyển tải thông điệp gắn kết giữa Đạo và Đời
Thực hiện sự phân công của Viện Nghiên cứu Phật học, Phân viện đảm nhiệm phần dịch và xuất bản Luật tạng (Luật tạng là một trong Tam tạng Thánh điển của đạo Phật).
Tạng Thanh Văn Luật (Tiểu thừa Luật tạng) 71 bộ.
Tạng Bồ Tát Luật (Đại thừa Luật tạng) 31 bộ.
Dịch một số kinh và Luận trong Kinh Tạng và Luận tạng.
Nghiên cứu biên soạn: Lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn cận, hiện đại; Thông sử Phật giáo vùng Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Nghiên cứu Văn hoá Phật giáo Việt Nam trong sự phát triển của nền văn hoá dân tộc; một số ấn phẩm nghiên cứu Phật giáo vùng Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Sưu tầm và hệ thống hoá văn học dân gian, văn học bác học Phật giáo Việt Nam và sự đóng góp của nó vào văn hoá dân tộc.
Phân viện NCPH VN tại Hà Nội đã phiên dịch và biên soạn, tổ chức xuất bản và in ấn những tác phẩm Kinh điển, Luật tạng như Luật Tứ Phần, Thiền học đời Trần, Học Phật Quần Nghi, Phật giáo Chính tín, Phật Luật Học, Lịch sử Phật giáo Thế giới 2 tập (Phật giáo Bắc Truyền), Phật học phổ thông, Đức Phật đã dạy những gì?, Con đường thành Phật; Lục Tổ Đàn Kinh; Duy Ma Cật Luận giải;…Trong 30 năm qua, Phân viện NCPHVN tại Hà Nội cũng đã tái bản và xuất bản hàng chục ngàn quyển Kinh sách Phật giáo như: Kinh Phạm Võng; Kinh Phổ Môn; Phật Tổ Tam Kinh; Bát Nhã Dư Âm; Kinh Chú Thường Tụng; Chư Kinh Nhật Tụng; Kinh Chính Pháp Đại Tập Hội; Kinh Diệu Pháp Liên Hoa; Phật Học Khái Lược; Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu Giảng Thuật; …
Biên dịch và xuất bản bộ “Đại Từ điển Phật học Hán-Việt” với 2127 trang (17 x 24).
Tạp chí Nghiên cứu Phật học được cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN
Phiên dịch Bộ “Tứ phần Luật” (gồm 60 quyển). Đã đưa vào xuất bản 15 quyển. Số còn lại sẽ được xuất bản tiếp vào thời gian tới.
Biên soạn, phiên dịch và đã đưa vào xuất bản trên 30 đầu sách, bao gồm các sách: Triết học, Văn hoá, lịch sử Phật giáo và một số Luận giải triết lý Phật giáo.
Phân viện cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu với một số Viện và Trường Đại học ở trong và ngoài nước;
Xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Phật học: Từ ngày được phép ra tờ “Nội san Nghiên cứu Phật học”. Từ tháng 12/1995, được nâng lên thành “Tạp chí Nghiên cứu Phật học” (02 tháng/kỳ). Hiện nay, duy trì đều 6 số/1 năm; phát hành định kỳ vào ngày 15 các tháng lẻ trong năm. Tạp chí Nghiên cứu Phật học là nơi đăng tải nhiều công trình nghiên cứu của Học sinh cao học, nghiên cứu sinh và Tiến sĩ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đủ điều kiện để tác giả bảo vệ Luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực sử học, triết học. Đến nay đã có trên 50 người, có bài đăng và bảo vệ thành công các học vị nói trên.
Phân viện Nghiên cứu Phật học 'góp phần hoằng truyền chính pháp'
Hạn chế trong công tác nghiên cứu phật học ở Việt Nam
Nhìn chung, các học giả khi nghiên cứu về Phật giáo đều đánh giá cao những giá trị văn hóa đạo đức mà Phật giáo đã đóng góp cho đời sống xã hội. Về cơ bản, những đánh giá của các học giả nói trên đều mang tính khoa học, khách quan.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam vẫn còn hạn chế do những biến động lịch sử đã dẫn đến sự thất lạc và mất mát các tư liệu. Chính vì nguyên nhân đó nên thông tin trong nhiều tài liệu Phật giáo còn thiếu chính xác.
Ngoài ra, việc nghiên cứu Phật giáo Việt Nam chỉ tập trung vào từng giai đoạn, từng thời gian (Lý Trần và giai đoạn chấn hưng Phật giáo…); còn về không gian, vùng miền trên cả nước (vùng núi phía Bắc và Tây nguyên…) vẫn còn thiếu sự quan tâm nghiên cứu nên dẫn đến sự nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam chưa được đầy đủ và toàn diện.
Bên cạnh đó, có những giai đoạn chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu và đề cao các công trình nghiên cứu Phật giáo. Có nhiều học giả nghiên cứu gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nghiên cứu của mình. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm cách phối hợp nghiên cứu giữa trong và ngoài nước, cũng như với các nước trong khu vực. Chúng ta vẫn chưa nghiên cứu kĩ lưỡng để kết hợp tư liệu với các trung tâm lưu trữ lớn trên thế giới. Một vài nghiên cứu vẫn mang tính chủ quan do chỉ sử dụng các tư liệu ở trong nước.
Sự trở ngại về ngôn ngữ và địa lý khiến các học giả đôi khi khó lòng tiếp cận với các tài liệu nghiên cứu cùng đề tài ở nước ngoài. Nếu có thể đọc hiểu được tài liệu của những công trình Phật giáo đã được nghiên cứu và đang lưu trữ ở các nước trên thế giới thì tính khách quan và xác thực sẽ thể hiện rõ hơn. Từ đó, độc giả có thể lĩnh hội được những kiến thức từ các công trình nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam một cách trọn vẹn nhất.
Những giáo lý cao siêu của Phật giáo còn nhiều điều chúng ta chưa nghiên cứu làm cho sáng tỏ; Chính những yếu tố đó làm cho con người có khuynh hướng tin tưởng một cách sai lầm và là cơ sở cho những nhóm người lợi dụng vào mục đích riêng của họ. Sự xuất hiện những loại sách báo huyền bí đã tạo nên sự mê tín dị đoan trong nếp nghĩ của con người, làm cho họ không dám tin vào khả năng tự quyết của bản thân, cam chịu trong cuộc sống. Họ nghĩ rằng sở dĩ mình khổ là do bị “Nghiệp báo kiếp trước”, không chịu gắng sức vươn lên để tạo ra duyên lành, kiềm chế những nguyên nhân dẫn đến khổ đau của con người.
Những triển vọng trong thời gian tới
Theo luật đào thải thì những gì không còn hợp thời sẽ đến một ngày nào đó bị con người bỏ rơi rồi thời gian xóa mất. May thay Phật giáo không bị rơi vào trường hợp này vì thời gian càng xích gần, không gian càng mở rộng, khoa học càng phát triển thì Phật giáo vẫn còn đây, vững vàng như đỉnh Himalaya và sáng rực như mặt trời trưa hạ. Một lần nữa ta hãy nghe lại nhận định của nhà bác học Albert Einstein: “Nếu có tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại các quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học. Phật giáo là chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Cây cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống xung quanh. Phật giáo vượt thời gian và mãi mãi có giá trị”.
Họp báo về chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội
Như vậy, có thể nói đạo Phật rất gần với khoa học. Chính vì lẽ đó nên các học giả có thể nghiên cứu Phật giáo dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau và không bao giờ lỗi thời hay lạc hậu. Bởi khoa học thì luôn phát triển và biến đổi không ngừng và Phật giáo cũng vậy.
Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống cách nghĩ… Qua những nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam chúng ta càng thấy rõ nhận định trên. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo, Phật giáo có mối quan hệ vô cùng bền chặt với đời sống văn hóa dân tộc nên việc nghiên cứu của các nhà học giả về Phật giáo ở Việt Nam luôn có tính ứng dụng trong cuộc sống. Phật giáo vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi người dân Việt nên nó không bao giờ mất đi theo năm tháng. Chính vì lẽ đó, công tác nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam cần được đẩy mạnh và phát triển hơn nữa. Bởi ngoài mục đích tìm hiểu về một tôn giáo thì những nghiên cứu ấy còn đóng góp rất nhiều cho nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Những yếu tố tích cực của Phật giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt sẽ cùng với văn hóa dân tộc Việt Nam làm nhiệm vụ chọn lọc và phát triển văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết.
Trong thời đại ngày nay, những phát minh về khoa học, công nghệ thông tin, những phát hiện mới về khảo cổ học, về những văn bản gốc có liên quan đến Phật giáo như tấm bia đá do vua Asoka xây dựng tại Tây Nam Nepal được phát hiện gần đây, như cuốn kinh Mật tông (Bardothodol) đã được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới… đã mở ra chân trời mới, giúp tiếp cận với Phật giáo một cách sâu sắc, chính xác và phong phú hơn.
Nhiều mạng thông tin (website) của Phật giáo đã mở ra nhận thức mới, cung cấp tầm nhìn rộng và sâu về Phật giáo thế giới. Chúng ta, chỉ có thể hiểu rõ được Phật giáo Việt Nam trên cơ sở hiểu rõ Phật giáo thế giới. Càng hiểu rõ, có mối dây liên hệ mật thiết với thế giới, thì việc thúc đẩy Phật giáo Việt Nam phát triển mới được thuận lợi và có tính khả thi.
Quá trình hòa nhập với các nước trên thế giới trong thời gian tới sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu về vấn đề Phật giáo ở Việt Nam. Nó sẽ mở ra nhiều cơ hội để chúng ta tiếp cận với các tư liệu quý giá liên quan tới Phật giáo của các dân tộc có chung tôn giáo. Chúng ta sẽ tìm ra nhiều góc nhìn và hướng đi mới cho các công trình nghiên cứu. Từ đó có thể tránh được cái nhìn phiến diện, mang tính chủ quan, thiếu xác thực.
Suy cho cùng, rất cần thiết phải nghiên cứu toàn diện về Phật giáo, nhận rõ những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của nó để chủ động phát huy những nét hay, nét đẹp trong lối sống Phật giáo, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực. Tất cả vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những yếu tố tích cực của Phật giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt sẽ cùng với văn hóa dân tộc Việt Nam làm nhiệm vụ chọn lọc và phát triển văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học được cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN
Trong thời đại ngày nay, những phát minh về khoa học, công nghệ thông tin, những phát hiện mới về khảo cổ học, về những văn bản gốc có liên quan đến Phật giáo như tấm bia đá do vua Asoka xây dựng tại Tây Nam Nepal được phát hiện gần đây, như cuốn kinh Mật tông (Bardothodol) đã được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới… đã mở ra chân trời mới, giúp tiếp cận với Phật giáo một cách sâu sắc, chính xác và phong phú hơn.
Nhiều mạng thông tin (website) của Phật giáo đã mở ra nhận thức mới, cung cấp tầm nhìn rộng và sâu về Phật giáo thế giới. Chúng ta, chỉ có thể hiểu rõ được Phật giáo Việt Nam trên cơ sở hiểu rõ Phật giáo thế giới. Càng hiểu rõ, có mối dây liên hệ mật thiết với thế giới, thì việc thúc đẩy Phật giáo Việt Nam phát triển mới được thuận lợi và có tính khả thi.
Quá trình hòa nhập với các nước trên thế giới trong thời gian tới sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu về vấn đề Phật giáo ở Việt Nam. Nó sẽ mở ra nhiều cơ hội để chúng ta tiếp cận với các tư liệu quý giá liên quan tới Phật giáo của các dân tộc có chung tôn giáo. Chúng ta sẽ tìm ra nhiều góc nhìn và hướng đi mới cho các công trình nghiên cứu. Từ đó có thể tránh được cái nhìn phiến diện, mang tính chủ quan, thiếu xác thực.
Suy cho cùng, rất cần thiết phải nghiên cứu toàn diện về Phật giáo, nhận rõ những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của nó để chủ động phát huy những nét hay, nét đẹp trong lối sống Phật giáo, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực. Tất cả vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tài liệu tham khảo:
http://www.slideshare.net/garmentspace/nghin-cu-nh-hng-ca-pht-gio-i-vi-li-sng-ca-ngivit-nam-hin-nay http://www.slideshare.net/thaomarky/phat-giao-viet-namhttp://thanhnien.vn/van-hoa/thien-su-le-manh-that-va-nhung-phat-hien-lich-su-chandong-317965.html http://www.thuvienphatgiao.com/application/uploads/book/VN%20PG%20Su%20Luan %201-Nguyen%20Lang.pdf
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm