Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/02/2022, 10:36 AM

Bước thận trọng

Có người hỏi thiền sư Cô Phong Giác Minh (1271-1361) “Tinh yếu của Thiền là gì?” Ông đáp, “Bước thận trọng” (Watch your step).

Có người hỏi thiền sư Cô Phong Giác Minh (1271-1361) “Tinh yếu của Thiền là gì?” Ông đáp, “Bước thận trọng” (Watch your step).

Ngày nay, nếu bạn bước vào những thiền viện thuộc dòng Lâm Tế ở Nhật bản, tại những bậc thang ra vào thường có treo một tấm bảng viết câu ấy của Thiền sư Giác Minh “Bước thận trọng.”

Tấm bảng ấy chỉ đơn giản nhắc nhở các khách tham quan hãy chú ý đến những bước đi của mình, thận trọng để khỏi bị vấp ngã. Nhưng nó cũng có một ý sâu sắc hơn, muốn nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống hằng ngày ta cũng cần nên thận trọng quan sát những gì đang có mặt. Và theo thiền sư Giác Minh thì đó cũng chính là tinh túy của Thiền.Tôi nghĩ, “bước thận trọng” ở đây không có nghĩa là ta phải tập bước đi theo một phương cách đặc biệt nào đó, mà ý của vị thiền sư là muốn nhắc nhở sự chú tâm của ta. Vì thật ra thận trọng không có nghĩa là nhanh hay chậm, mà là ta có thấy rõ được những gì đang xảy ra không. Có nhiều khi, những bước chậm rãi cũng chưa hẵn là những bước thận trọng, phải không bạn? Thận trọng là một thái độ của tâm chứ không phải chỉ là một hành động biểu hiện bên ngoài.

basho-tabi-no-sora

Người nhân hậu

Có lần, đại học Princeton Theological Seminary tại New Jersey làm một cuộc thử nghiệm. Họ muốn tìm hiểu tại sao trong cuộc sống, chúng ta có nhiều cơ hội để giúp người khác, nhưng có lúc ta hành động và có khi lại làm ngơ? Các vị giáo sư chọn một nhóm sinh viên trong một lớp thần học, gồm 40 người, và bảo rằng mỗi người sẽ phải chuẩn bị một bài thuyết trình về một dụ ngôn nào đó trong kinh thánh. Và phân nửa trong số sinh viên ấy được trao cho đề tài “Dụ ngôn người nhân hậu” (The Parable of the Good Samaritan).

Dụ ngôn người nhân hậu là một tỷ dụ, kể lại câu chuyện một người bị nạn nằm bên đường. Có những người nổi tiếng là tốt và đạo đức trong làng đi ngang qua, họ đều nhìn thấy anh nhưng tìm cách lẫn tránh, không một ai dừng lại để giúp đở. Cuối cùng một người xa lạ đã dừng lại để chăm sóc cho anh, người đó được gọi là một người nhân hậu.Sau khi trả lời một số câu hỏi, mỗi sinh viên được yêu cầu đi gấp qua một lớp học ở bên kia đường, để thuyết minh về đề tài của mình cho các giám khảo đang ngồi chờ. Trên đường đi họ gặp một người đứng gục mình bên vệ đường rên rỉ và lộ vẽ đau đớn. Bạn nghĩ trong số sinh viên này, có ai dừng lại để giúp người ấy không? Và những sinh viên đang sắp sửa nói về “dụ ngôn của người nhân hậu” ấy, họ có hành xử gì khác biệt hơn những người kia không?

Kết quả của cuộc thử nghiệm là không có một ai dừng lại để giúp cả! Vì họ đang bận rộn và gấp rút với một việc cần phải làm, và cho dù trong đầu đang suy tư về vấn đề “nhân hậu”, họ cũng không hành xử gì khác biệt hơn những người khác!

Thấy rõ mới chuyển hóa

Sau cuộc thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu như ta quá bận rộn và gấp rút làm một việc gì đó, cho dù là những việc tốt, chúng ta sẽ không quan tâm đến người khác. Hoặc khi tâm ta đang chìm đắm trong một vấn đề nào đó, một công việc sắp phải làm, cho dù là việc tốt lành, nhân hậu, ta sẽ không thấy được thực tại đang có mặt ngay trước mắt mình.

Ngày nay, trên con đường tu học chúng ta thường muốn lập hạnh giúp đời. Nhưng nhiều khi vì quá chú tâm vào những việc lớn lao, mà mình có thể vô tình không thấy được những ham muốn, giận hờn, nhỏ nhen trong ta, ngay trước mắt. Mà thật ra chính chúng mới là nguyên nhân cho sự có mặt của những khổ đau trong cuộc đời. Sự thận trọng có khả năng giúp ta trở về với thực tại, để thấy rõ những gì đang thật sự xảy ra khi phiền não có mặt.

Tôi nghĩ ta đâu cần phải chờ đến khi ngồi xuống nơi chiếc chiếu ngồi thiền, hoặc mở ra bài kinh tụng tối nay, mới là thực tập. Nơi nào ta biết sống thận trọng thì nơi đó cũng đang có sự chuyển hóa, phải không bạn?

Tiếng nước vang

Và sự thận trọng cũng sẽ giúp ta mở ra và tiếp xúc với thực tại đang có mặt, thay vì đeo đuổi theo một ảo tưởng nào đó về hạnh phúc. Nó giúp ta trải nghiệm và thấy được sự kỳ diệu trong những sự việc bình thường, đang có mặt tự nhiên chung quanh.

Thi hào Basho không phải chỉ là một nhà thơ Haiku, mà ông cũng còn là một vị thiền sư nổi tiếng. Basho đã từng theo học đạo dưới sự hướng dẫn của thiền sư Buccho. Có một lần sau một ngày mưa, Buccho ghé thăm Basho tại ngôi nhà tranh nhỏ đơn sơ của ông. Hai người ngồi uống trà ngoài sân.

Buccho hỏi Basho, “Dạo này ông sống như thế nào?” Basho đáp,Sau cơn mưa,rêu mọc xanh hơn trước.

Buccho lại hỏi tiếp, “Hãy nói thêm chút nữa.” Ngay khi ấy, Basho nghe tiếng nước vang của một con ếch nhảy xuống ao, ông trả lời:

Con ếch nhảy vào, Tiếng nước vang

Những cái thấy của Basho tuy đơn sơ nhưng thật sâu sắc phải không bạn? Nếu như ta biết bình thường sống thận trọng và tỉnh giác, thì chung quanh ta hay trong hoàn cảnh nào, thực tại nào, cũng đều là một sự biểu hiện hồn nhiên và nhiệm mầu của pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm