Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/12/2013, 10:55 AM

Các kỳ Đại lễ Vesak đã diễn ra từ năm 2004 đến 2013

Ngày 12 tháng 11 năm 1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.

Từ đó, năm 1999 đến nay, mỗi năm, tại trụ sở chính của LHQ ở New York và nhiều nơi trên thế giới, LHQ đều tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Vesak. Đặc biệt, các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời tại châu Á, mỗi năm đều theo tinh thần của nghị quyết LHQ mà long trọng tổ chức Đại lễ Vesak, trong đó có Việt Nam vào năm 2008 và tới đây là năm 2014.
 Đại lễ Vesak LHQ 2013
Các kỳ Đại lễ Vesak đã diễn ra từ năm 2004 đến 2013

- Năm 2004 (PL 2548): Từ ngày 16 đến 20 tháng 7, Hội thảo Phật giáo quốc tế về chủ đề “Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại thừa” (Theravada and Mahayana Buddhism) được tổ chức tại hội trường Buddhamonthon và trung tâm Liên hợp quốc, Bangkok, dưới sự bảo trợ của chính phủ hoàng gia Thái Lan và sự đồng thuận của Hội đồng Tăng thống Thái Lan (Thai Sangha Supreme Council). Tại Hội thảo lịch sử này, các quốc gia tham dự đồng thuận Thái Lan làm nước đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc vào năm 2005.

- Năm 2005 (PL. 2549): Từ ngày 18 đến 20 tháng 5. Hội thảo Phật giáo thế giới đã được tổ chức để đánh dấu tuần lễ Vesak tại Sanamluang, Buddhamonthon và Trung tâm LHQ Châu Á Thái Bình Dương. Trong thông cáo chung năm đó, các vị lãnh đạo Phật giáo từ 42 quốc gia đã chấp thuận Buddhamonthon là Trung tâm Phật giáo thế giới (Buddhist Center of the World) và cùng chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc những năm kế tiếp.

- Năm 2006 (PL. 2550): Từ ngày 7 đến 10 tháng 5, Đại lễ Vesak lần thứ III được tổ chức  tại Hội trường LHQ Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon, gồm có các đoàn lãnh đạo Phật giáo từ 48 quốc gia đã tham dự Hội thảo Phật giáo quốc tế này. Đại lễ gắn liền với lễ kỷ niệm 60 năm lên ngôi của đức vua Bhumipol đồng thời kỷ niệm sinh nhật 80 tuổi của đức vua Thái Lan.

- Năm 2007 (PL. 2551): Từ ngày 26 đến 29 tháng 5. Đại lễ Vesak LHQ  lần thứ IV đã được long trọng tổ chức tại Hội trường LHQ Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon với sự tham dự của 62 đoàn đại biểu cấp quốc gia và cấp vùng.

- Năm 2008 (PL 2552): Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 5. Đại Lễ Vesak lần thứ V được long trọng tổ chức tại Hà Nội, quy tụ khoảng 100 quốc gia với 600 đoàn Phật giáo và hơn 5000 người tham dự.

- Năm 2009 (PL 2553): Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 5, Đại Lễ Vesak lần thứ VI được long trọng tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Buddhamonthon – Bangkok – Thái Lan với sự tham dự của gần 1700 đại biểu là lãnh đạo Phật giáo, các học giả, nhà nghiên cứu và Tăng ni, phật tử đến từ 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

- Năm 2010 (PL 2554): Từ ngày 23 đến 25 tháng 5. Đại Lễ Vesak lần thứ VII được long trọng tổ chức tại tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Wang Noi, Ayutthaya, Thái Lan. Được biết, có 74 quốc gia tham dự, 8 nước được mời không tham dự với lý do tình hình an ninh tại Thái Lan. Đại lễ Phật đản – Vesak năm nay cũng thu hút tới 1.700 phật tử quốc tế và 1.300 phật tử Thái Lan tham dự.

- Năm 2011 (PL 2555): Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 5, Đại lễ Vesak lần thứ VIII được long trọng tổ chức tại Hội trường chính của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Thái; gần 5.000 đại biểu là lãnh đạo Phật giáo các nước, thành viên IOC, đại diện các tổ chức tôn giáo và xã hội, các đại học Phật giáo, quan sát viên, trong đó hơn 1.700 đại biểu là người nước ngoài đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Năm 2012 (PL 256): Từ ngày 31/5 - 02/6 Đại lễ Vesak lần thứ IX diễn ra tại thủ đô Bangkok của Thái Lan và thu hút sự tham gia của 5000 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Năm 2013 (PL 2557): Từ ngày 21 - 23/5 Đại lễ Vesak LHQ 2013 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị LHQ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bangkok, Thái Lan. Gần 1.500 đại biểu của các tổ chức Phật giáo từ 87 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến tham dự. Khách mời trong phiên khai mạc còn có đại diện 18 cơ quan ngoại giao tại Bangkok, lãnh đạo các tổ chức quốc tế có văn phòng tại Thái Lan.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm