Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/10/2021, 08:13 AM

Các loại nghiệp quyết định sự tái sinh

Trong nhà Phật có bốn loại nghiệp quyết định sự tái sanh của người sắp chết. Đó là "Thường nghiệp, Tích lũy nghiệp, Cực trọng nghiệp và Cận tử nghiệp".

Khi nào 'nghiệp' trổ quả?

Thường nghiệp

Thời nay, khoa học nói rằng một người có bộ não bình thường, ký ức tế bào não sẽ ghi nhận tất cả những gì con người làm hằng ngày qua tác ý, lời nói và hành động. Ngày xưa, đức Phật giảng rằng Thường nghiệp là những gì chúng ta làm hằng ngày qua ý, lời và hành động thành thói quen, được cất giữ trong tàng thức. Con người gây ra nghiệp gì thì sẽ thừa hưởng hậu quả của nghiệp ấy! Thường nghiệp có hai loại: Thiện và ác.

Thường nghiệp là những gì chúng ta làm hằng ngày qua ý, lời và hành động thành thói quen, được cất giữ trong tàng thức.

Thường nghiệp là những gì chúng ta làm hằng ngày qua ý, lời và hành động thành thói quen, được cất giữ trong tàng thức.

1. Thường nghiệp thiện: Còn gọi là “Tập quán nghiệp”. Tập quán nghiệp là những việc thiện hay ác mà người ta làm hằng ngày theo thói quen không từ bỏ được. Thường nghiệp thiện có thể nói là cuộc sống hằng ngày của con người, là việc làm thiện lành đóng góp vào sự phát triển của đời sống cộng đồng xã hội như những vị Bác sĩ cứu người, như những vị hành nghề giáo dục, truyền dạy văn hóa giúp học sinh mở mang kiến thức giúp đời, hay các nhà nghiên cứu tìm tòi phát minh trên nhiều mặt y học, khoa học, thiên văn, vật lý, kỹ thuật... giúp cải thiện cuộc sống nhân loại trên hành tinh này. Chẳng hạn như mới đây trong một thời gian ngắn các nhà bác học đã nỗ lực phát minh ra các loại thuốc chích ngừa giúp xoa dịu sự kinh hoàng của nhân loại trước căn bệnh lây lan Covid-19 đã lấy đi mạng sống của gần 2 triệu người trên toàn cầu… Về đạo đức, như những người sống trong gia đình là những người con hiếu thảo thuận hòa, chăm sóc ông bà, cha mẹ già yếu với lòng trân trọng biết ơn người sanh ra và dưỡng dục mình. Là người chồng, người vợ chung thủy. Là bậc cha mẹ biết hy sinh vì con cái. Ra ngoài xã hội, là người hay làm việc thiện, đóng góp ít nhiều công sức vào những công tác thiện nguyện giúp người cơ nhỡ đói nghèo bất hạnh. Về tâm linh là người hay đến chùa nghe kinh nghe kệ, tham dự những khóa học Phật pháp hay nhập thất chuyên tu nhằm chuyển đổi nhận thức, chừa bỏ tật xấu, siêng làm việc lành tránh việc ác. Những việc phước báu như thế lâu ngày sẽ tạo nên sức mạnh gọi là “Nghiệp lực” thúc đẩy người đó khi lâm chung được sanh trở lại Cõi Người hay lên Cõi Trời.

2. Thường nghiệp ác: Ngược lại với Thường nghiệp thiện là Thường nghiệp ác. Những người chuyên sống bằng các nghề mang lại sự đau khổ, chết chốc như thọc huyết trâu, bò, heo, chó, hành nghề buôn lậu, buôn bán người, buôn bán trẻ em, buôn bán sì-ke ma túy, độc dược, hay làm việc trong các kỷ nghệ chế tạo sản xuất súng đạn là những vũ khí giết người... Những Thường nghiệp ác này kết tựu thành lực, và lực này đặc biệt sẽ tác động vào con người khi lâm chung tái sanh vào cõi xấu.

Tích lũy nghiệp

Có sách ghi là “Bảo lưu nghiệp”, tích lũy hay bảo lưu là giữ lại. Tích lũy nghiệp là những việc làm nhỏ nhặt, tốt hay xấu, làm rồi mà không để tâm nhớ đến, nhưng nó vẫn được cất giữ trong tàng thức. Tích lũy nghiệp tuy không có công năng mạnh mẽ như Thường nghiệp, nhưng khi đủ lực, nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, bởi hễ gây nghiệp thì phải thọ quả nghiệp mình gây ra.

1. Tích lũy nghiệp lành: Chẳng hạn như một người đi đường thấy cây đinh liền lượm lên mang về nhà cho vào thùng rác. Người lượm đinh lúc đó không nghĩ là mình đang tạo nghiệp tốt, chỉ là không muốn mình dẫm lên cây đinh. Nhưng hành động này vô tình giúp cho những người khác không bị thương khi vô ý dẫm phải. Đây chính là hành động thiện lành. Hành động này đã được cất giữ trong tàng thức của người đó, mặc dù sau một thời gian người đó không còn nhớ tới và cũng không có cơ hội thường lượm đinh nữa! Một thí dụ khác, như giúp một cụ già băng qua đường, hay tặng cho người ăn xin vài đồng, hoặc thấy con mèo sắp vồ chú chim, người đó nhanh chân xua đuổi mèo giúp con chim thoát chết. Những việc làm này khác thời điểm, khác không gian, người làm không mấy chú ý quan tâm, nên sau một thời gian thì quên bẵng đi. Tuy vậy, những việc làm thiện nho nhỏ, tích lũy lâu ngày sẽ thành lớn, gọi là “tích lũy nghiệp thiện”, như nước rỉ từng giọt trong lu chứa, lâu ngày nước sẽ đầy lu.

2. Tích lũy nghiệp xấu: Là những việc làm ác ý hay không ác ý, khiến tổn thương những sinh linh khác, như trong nhà có mấy con gián cảm thấy bực mình đập chết. Ngoài sân có mấy ổ kiến mình rải thuốc hoặc xịt nước cho nó đi chỗ khác. Vô ý dẫm đạp côn trùng nhỏ dưới chân... Trong cuộc mưu sinh hằng ngày thỉnh thoảng có những va chạm, nói năng xúc phạm người này, đụng chạm người khác, hay trong sở làm mình đối xử không công bằng, bênh vực người này, ép bức người kia, khiến người này vui, người kia tổn thương… Lâu ngày quên mất!

Tất cả những việc nhỏ, lớn, dù thiện dù ác, dù cố ý hay tình cờ, nhớ hay không nhớ... đều tích lũy trong tàng thức của mình tạo thành nghiệp. Khi năng lực Tích lũy thiện mạnh tự dưng một ngày đẹp trời gặp người tốt giúp đỡ mình vô vụ lợi, hoặc gặp may mắn trong công ăn việc làm, hay xui khiến đang đứng chỗ này bỗng dưng dời sang chỗ khác không lý do, lại tránh được tai nạn. Khi nghiệp ác tích lũy nhiều, đủ năng lực, nó sẽ xuất hiện hỗ trợ Thường nghiệp ác, khiến cho người gây nghiệp trở tay không kịp, gặp chuyện xui rủi hay tai nạn bất ngờ. Nói chung, những may rủi họa phước xảy ra bất chợt giống như tình cờ đó, một phần có thể do Tích lũy nghiệp thiện hay ác thúc đẩy.

Tích lũy nghiệp không có sức mạnh lộ diện rõ ràng như Thường nghiệp, nhưng nó có sức mạnh giúp đỡ hỗ trợ hay ngăn cản những Thường nghiệp. Biết như vậy, chúng ta chớ xem thường những Tích lũy nghiệp này.

4 loại nghiệp lực chi phối tái sinh của con người

Tích lũy nghiệp là những việc làm nhỏ nhặt, tốt hay xấu, làm rồi mà không để tâm nhớ đến, nhưng nó vẫn được cất giữ trong tàng thức.

Tích lũy nghiệp là những việc làm nhỏ nhặt, tốt hay xấu, làm rồi mà không để tâm nhớ đến, nhưng nó vẫn được cất giữ trong tàng thức.

Cực trọng nghiệp

Cực trọng nghiệp là nghiệp có năng lực mạnh mẽ, cho Quả vượt trội hơn các nghiệp khác. Có hai loại: Cực trọng nghiệp thiện và Cực trọng nghiệp ác.

1. Cực trọng nghiệp ác: Trong Kinh văn, đức Phật dạy có năm cực trọng nghiệp ác là: Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm Phật bị thương và chia rẽ hòa hợp Tăng. Ngày nay chỉ còn ba Cực trọng nghiệp, vì đời này không có vị A-la-hán, không có Phật. Người nào giết Cha, hay giết Mẹ hoặc gây chia rẽ Tăng đoàn thì cho dù người ấy làm nhiều việc tốt như đóng góp tiền tài vật chất xây cất chùa chiền, như góp công góp của đúc chuông, đúc tượng Phật, tượng Bồ-tát, sửa đường, xây cầu, đào giếng, giúp nuôi trẻ mồ côi, giúp nuôi người già neo đơn v.v... nhưng lỡ phạm một trong ba cực ác này thì khi chết bị đọa liền địa ngục không ai cứu nổi.

2. Cực trọng nghiệp thiện: Có hai quả Cực trọng nghiệp thiện.

a) Thứ nhất là người nào cả đời thường làm những việc phước đức lớn lao. Khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên cõi Trời ngay tức khắc.

b) Quả thiện cực trọng thứ hai là đắc các tầng Thiền. Nếu trong giây phút lâm chung, người đó đắc thiền Định, thì Cực trọng nghiệp thiện này đưa người đó lên cõi Phạm Thiên liền. Còn những tội lỗi trước lúc chưa đắc Định hay những Thường nghiệp khác nếu có, không kịp trổ Quả trong lúc này.

Cực trọng nghiệp là nghiệp có năng lực mạnh mẽ, cho Quả vượt trội hơn các nghiệp khác.

Cực trọng nghiệp là nghiệp có năng lực mạnh mẽ, cho Quả vượt trội hơn các nghiệp khác.

Cận tử nghiệp

Là nghiệp tạo ra ngay trước lúc chết, có năng lực vô cùng mạnh mẽ, ưu tiên trả Quả trước cả “Thường nghiệp” và “Tích lũy nghiệp”. Thí dụ như một sát-na trước khi lâm chung mình đang nghĩ đến điều tốt đẹp, chẳng hạn như tưởng nghĩ đến hình ảnh đức Phật, đến một cảnh chùa quen thuộc, hoặc đang nghe một bài kinh, hay đang niệm Phật, hoặc đang trong thiền Định... Nếu ngay lúc đó chấm dứt hơi thở, thức cuối cùng do nghiệp lành thúc đẩy sanh về cõi lành ngay tức khắc.

Nếu tâm người sắp chết xuất hiện những sân hận thù ghét, những bực tức khó chịu, thì thức cuối cùng này đưa thần thức tái sanh đến những đường dữ, bởi những Thường nghiệp lành chưa đủ mạnh để vượt qua Cận tử nghiệp.

Nếu có nhiều phước báu gặp Cận tử nghiệp tốt, thì người sắp lâm chung ra đi nhẹ nhàng. Tuy nhiên cũng có trường hợp “Thường nghiệp ác” quá mạnh với sự hợp tác của “Tích lũy nghiệp ác” sẽ trồi lên đẩy Cận tử nghiệp tốt yếu ớt qua một bên, và dẫn tâm thức đi tái sanh vào cõi xấu ngay tức khắc, hoặc vả Thường nghiệp thiện gặp duyên may trồi lên tác động tử thức tái sanh vào cõi lành. Nên thật khó biết được Cận tử nghiệp của mình ra sao, vì thế lúc sinh thời nên tu tập tạo nghiệp lành tránh nghiệp dữ, để mình có tư lương thiện lành mạnh mẽ chuẩn bị cho lúc cuối đời.

Đời nay, chúng ta thấy có nhiều gia đình khi có thân nhân sắp qua đời đã mời quý Thầy đến khai thị, tụng kinh, niệm Phật hộ niệm. Việc làm này có giá trị là giúp cho người sắp qua đời nghĩ nhớ đến những điều lành, hướng tâm đến Phật, buông bỏ tất cả những tình cảm luyến ái của cải trần gian để nhẹ nhàng ra đi. Trong giây phút Cận tử nghiệp mà tâm thần được an ổn, ý thiện xuất hiện ngay lúc đó sẽ được tái sanh về cõi lành. Đó là tự mình cứu lấy mình, chứ những người hộ niệm xung quanh chỉ hỗ trợ giúp mình mà thôi!

Luân hồi tái sinh đắng cay và mỏi mệt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức tướng Tăng Ni 

Kiến thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Xem thêm