Thứ ba, 26/04/2022, 13:27 PM

Các Thiền phái và bài kệ truyền thừa Phật giáo vùng Nam Bộ

Từ khi mở đất, khai hoang, lập ấp vùng đất mới, Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558-1613) đã để ý đến việc lập chùa và lấy Phật giáo làm nơi nương tựa tinh thần cho việc lập quốc của dòng họ Nguyễn.

Từ khi mở đất, khai hoang, lập ấp vùng đất mới, Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558-1613) đã để ý đến việc lập chùa và lấy Phật giáo làm nơi nương tựa tinh thần cho việc lập quốc của dòng họ Nguyễn. Theo truyền thống đó, các chúa Nguyễn đều sùng thượng đạo Phật và mời các vị danh tăng Trung Quốc đến Đàng Trong hay vùng Nam Bộ ngày nay để hoằng hóa. Thế kỷ XVII ghi nhận có mặt của các Thiền sư Trung Hoa (Nguyễn Lang 2008):

– Các Thiền sư Viên Cảnh và Viên Khoan ở Quảng Trị.

– Thiền sư Minh Hoằng khai sơn chùa Ấn Tôn, Thuận Hóa.

– Thiền sư Giác Phong khai sơn chùa Thiên Thọ, Thuận Hóa.

– Thiền sư Từ Lâm, khai sơn chùa Từ Lâm, Thuận Hóa.

– Thiền sư Pháp Bảo, khai sơn chùa Chúc Thánh, Quảng Nam.

– Quốc sư Hưng Liên, trụ trì chùa Tam Thai, Quảng Nam.

– Thiền sư Pháp Hóa, khai sơn chùa Thiên Ấn, Quảng Ngãi.

– Thiền sư Tế Viên, khai sơn chùa Hội Tông, Phú Yên

– Thiền sư Nguyên Thiều, khai sơn chùa Thập Tháp Di Ðà ở Bình Ðịnh và các chùa Quốc Ân và Hà Trung, Thuận Hóa.

– Thiền sư Thạch Liêm, khai sơn chùa Thiền Lâm, Thuận Hóa.

Các Thiền sư Trung Hoa đã đặt nền móng xây dựng Phật giáo phát triển mạnh với hệ thống các ngôi chùa Đại thừa trên khắp vùng Nam Bộ từ các vùng miền Đông, miền trung tâm Gia Định – Sài Gòn – Chợ Lớn và miền Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều Thiền sư, danh tăng Nam Bộ đào tạo nhiều đệ tử và pháp tôn xuất sắc tiếp tục nhiệm vụ hoằng truyền chánh pháp, xiển dương phát triển tông môn thiền phái.

Trong năm thiền phái phát triển mạnh tại Trung Hoa gồm có Vân Môn, Tào Động, Lâm Tế, Pháp Nhãn và Quy Ngưỡng thì chỉ có hai thiền phái truyền vào vùng đất mới của chúa Nguyễn, đó là thiền phái Tào Động và Lâm Tế do Thiền sư Thạch Liêm và Thiền sư Nguyên Thiều khai truyền. Đến vùng Nam Bộ, chỉ duy nhất thiền phái Lâm Tế là còn tiếp tục truyền thừa. Tuy nhiên, thiền phái này phát triển mạnh mẽ rộng khắp với sáu chi phái với hệ thống truyền thừa các tông phái Phật giáo Việt Nam như Lâm Tế Chánh tông, Lâm Tế Gia Phổ, Lâm Tế Liễu Quán, Lâm Tế Thiên Thai, Lâm Tế Chúc Thánh và Lâm Tế Giáo Quán. Đặc biệt, các chi phái Lâm Tế truyền thừa cho các thế hệ được chư tổ đặt pháp danh, pháp tự lần lượt dựa theo các chữ trong các bài kệ truyền pháp.

1. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG

1.1. Lịch sử hình thành

Thiền sư họ Kim, người ở Lạc Thanh, Ôn Châu. Sư xuất gia từ thuở còn ấu thơ, đến năm 11 tuổi đọc kinh Pháp Hoa có chỗ tỉnh ngộ liền đến Hàng Châu thọ giới cụ túc. Sau đó, Sư đến yết kiến Thiền sư Hổ Bào – Phổ Thành, được Thiền sư dạy tham thoại đầu câu: “Không phải tâm, không phải Phật, không phải vật”. Sư tham cứu một thời gian dài vẫn không liễu ngộ, chán nản đến chùa Phật Chỉ núi Đạt Bồng, Minh Châu (nay là Ninh Ba, Triết Giang) tiếp tục khán thoại đầu. Một hôm, nhân lúc nghe Luật sư tông cử công án “Quy Sơn đạp ngã tịnh bình”, Sư chợt đại ngộ. Sư liền đến núi Phục Long tìm Thiền sư Thiên Nham Nguyên Trường trình kiến giải.

– Tổ Thiên Nham hỏi: “Ông đem cái gì gặp lão tăng đây?”

– Sư giơ nắm tay lên nói: “Cái này gặp Hòa thượng đây!”

– Tổ hỏi: “Đã chết và thiêu huỷ rồi, vậy an thân lập mệnh ở chỗ nào?”

– Sư ngâm bài kệ:

“Bọt bèo sanh diệt đâu tồn tại

Gió lặng sóng yên trăng chiếu soi!”

Nghe vậy Thiền sư Thiên Nham rất vui mừng và công cử Sư làm Thủ tọa lãnh đạo chúng tu tập. Một hôm, Thiền sư Thiên Nham thượng đường nêu câu thoại “Chẳng gió, lá sen động, ắt có cá lội quanh”, Sư đứng dậy hét một tiếng, rồi phất tay áo bỏ đi. Tổ sư nói kệ khen ngợi:

“Có – không chủ khách quát ông,

Nghìn sông nước chảy ngược dòng lênh đênh.”

29

Từ đó, Sư được kế thừa mạng mạch truyền thừa của Tông Lâm Tế. Về sau Sư đến núi Đặng Ủy, Tô Châu kiến lập chùa Thánh Ân – Trung Quốc và xiển dương Tông phong Lâm Tế. Học giả khắp bốn phương vân tập theo Sư học đạo rất đông khiến cho chùa Thánh Ân hưng thịnh suốt hơn 30 năm.

1.2. Bài kệ truyền thừa

Tổ Vạn Phong – Thời Úy đời thứ 21 thuộc Lâm Tế Nghĩa Huyền chiết xuất cho ra bài kệ [1]:

Âm Hán Việt – Chữ Hán

“Tổ Đạo Giới Định Tông (祖導戒定宗)

Phương Quảng Chứng Viên Thông (方廣證圓通)

Hạnh Siêu Minh Thật Tế (行超明寔際)

Liễu Đạt Ngộ Chơn Không (了達悟真空)

Như Nhật Quang Thường Chiếu (如日光常照)

Phổ Châu Lợi Nhân Thiên (普周利人天)

Tín Hương Sanh Phước Huệ (信香生福慧)

Tương Kế Chấn Từ Phong (相繼振慈風).”

1.3. Pháp hệ truyền thừa

Tổ sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch có rất nhiều đệ tử như Thiền sư Minh Hằng – Định Nhiên, kế thế trụ trì chùa Quốc Ân (Phú Xuân), Thiền sư Thành Ngộ – Nghiêm Am trụ trì chùa Linh Thứu. Đặc biệt, Ngài có 3 đệ tử vào Đồng Nai Đại Phố (Trấn Biên) gieo hạt giống Thiền tông là Thiền sư Thành Nhạc – Ẩn Sơn (?-1766) khai sơn chùa Châu Thới; Thiền sư Minh Vật – Nhất Tri (?-1786) khai sơn chùa Kim Cang; Thiền sư Thành Đẳng – Minh Lượng (1686-1769) từ chùa Vạn Đức quê nhà (xứ Cây Cau – Hội An), chùa Bửu Long (Khánh Hòa), từng làm trụ trì chùa Thiên Mụ và Quốc Ân (Phú Xuân) đã khai sơn chùa Đại Giác. Tông môn đệ tử của các tổ đình này được truyền thừa theo hai pháp phái: Thiên Đồng pháp phái hay gọi Lâm Tế Chánh Tông (của Thiền sư Vạn Phong – Thời Úy – thế hệ thứ 21) và Thiên Khai pháp phái hay gọi Lâm Tế Gia Phổ (của Thiền sư Đạo Mẫn – Mộc Trần, tức Thông Thiên – Hoằng Giác quốc sư, thế hệ thứ 31, lan truyền về Gia Định, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho… [2].

Khoảng một thế kỷ sau, tại Gia Định có Thiền sư Tế Giác – Quảng Châu, thế hệ thứ 36, đệ tử Hòa thượng Thiệt Thoại – Tánh Tường ở chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức) và được truyền thừa thế hệ thứ 37, đệ tử Hòa thượng Tổ Tông – Viên Quang (1788-1875) ở chùa Giác Lâm (Gia Định). Ngài đạo cao đức trọng, được nhà Nguyễn phong tặng Tăng cang, mời trụ trì chùa Thiên Mụ và chùa Long Quang tại kinh đô, do đó có rất nhiều đệ tử [3].

2. THIỀN PHÁI LÂM TẾ GIA PHỔ

2.1. Lịch sử hình thành

Hòa thượng Bổn Kiểu Khoáng Viên là đệ tử của Thiền sư Viên Thông (Thông Thiên – Hoằng Giác hay Đạo Mân – Mộc Trần, đời thứ 31, phái Lâm Tế, ở chùa Thiên Khai, Quảng Ðông, Trung Quốc. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1964-1987), năm 1977 Thiền sư Nguyên Thiều – Thọ Tôn (húy Siêu Bạch – Hoán Bích), sinh năm Mậu Tý (1648), xuất gia năm 19 tuổi (1666), đệ tử Bổn Kiểu-Khoáng Viên, khai sơn chùa Báo Tư Trung Quốc, theo thuyền buôn cùng một số đệ tử đến phủ Quy Ninh (Quy Nhơn) hành đạo. Ngài xây dựng chùa Thập Tháp Di Đà (1678-1683), ngày khánh thành vua Lê Hy Tông ban bảng vàng sắc tứ “Thập tháp Di Đà Tự”.

Sau một thời gian hành đạo, Tổ Nguyên Thiều vân du hóa đạo vùng Thuận Hóa, trùng tu chùa Hà Thành (chùa Hà Trung) của biển Tư Dung hay Tư Hiển, huyện Phúc Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau đó tổ trùng tu chùa Vĩnh Ấn, sau đổi tên thành chùa Quốc Ân (TP. Huế). Năm 1690, Tổ vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Thái thỉnh một số pháp khí và thỉnh một số chư Tăng sang hành đạo. Đến năm 1694 thời chúa Nguyễn Phúc Chu, Tổ cùng đệ tử vân du hành đạo tại vùng Nam Bộ, trước tiên chùa Đại Giác, Cù Lao Phố, Đồng Nai.

Khi hoằng đạo vùng Nam Bộ, Tổ Nguyên Thiều truyền thừa phú pháp theo hai dòng: Dòng Tổ Đạo Giới Định Tông và dòng Đạo Bổn Nguyên. Sau hơn 80 năm hành đạo, ngày 19 tháng 10 Mậu Thân, niên hiệu Bảo Thái thứ 9 (20/11/1728) Ngài lâm bệnh nhẹ. Ngài gọi các đệ tử dặn dò và để lại bài kệ di chúc [4]: “Lẳng lặng gương không bóng Sáng tỏ ngọc không hình Rõ ràng vật không vật Vắng lặng không chẳng không (Tịch tịch cảnh vô ảnh Minh minh châu bất dung Đường đường vật phi vật Liêu liêu không bất không).”

Khi hoằng đạo vùng Nam Bộ, Tổ Nguyên Thiều truyền thừa phú pháp theo hai dòng: Dòng Tổ Đạo Giới Định Tông và dòng Đạo Bổn Nguyên. Sau hơn 80 năm hành đạo, ngày 19 tháng 10 Mậu Thân, niên hiệu Bảo Thái thứ 9 (20/11/1728) Ngài lâm bệnh nhẹ. Ngài gọi các đệ tử dặn dò và để lại bài kệ di chúc [4]: “Lẳng lặng gương không bóng Sáng tỏ ngọc không hình Rõ ràng vật không vật Vắng lặng không chẳng không (Tịch tịch cảnh vô ảnh Minh minh châu bất dung Đường đường vật phi vật Liêu liêu không bất không).”

Năm 1695, Tổ Nguyên Thiều xây dựng chùa Kim Cang – Bình Thảo, Biên Hòa, Đồng Nai và hóa độ rất nhiều đệ tử nổi danh, làm xán lạn Phật giáo vùng Nam Bộ như Đồng Nai, Gia Định (Nam Kỳ lục tỉnh gồm 6 tỉnh: Dinh Trấn Biên – Biên Hòa, Dinh Phiên Trấn – Gia Định, Chợ Lớn, Dinh Trường Đồn – Long An, Dinh Long Hồ -Vĩnh Long, An Giang và Trấn Hà Tiên.Khi hoằng đạo vùng Nam Bộ, Tổ Nguyên Thiều truyền thừa phú pháp theo hai dòng: Dòng Tổ Đạo Giới Định Tông và dòng Đạo Bổn Nguyên. Sau hơn 80 năm hành đạo, ngày 19 tháng 10 Mậu Thân, niên hiệu Bảo Thái thứ 9 (20/11/1728) Ngài lâm bệnh nhẹ. Ngài gọi các đệ tử dặn dò và để lại bài kệ di chúc [4]:

“Lẳng lặng gương không bóng

Sáng tỏ ngọc không hình

Rõ ràng vật không vật

Vắng lặng không chẳng không.

 

(Tịch tịch cảnh vô ảnh

Minh minh châu bất dung

Đường đường vật phi vật

Liêu liêu không bất không).”

Sau đó Ngài an nhiên thị tịch. Các hàng đệ tử môn đồ xây thánh Tổ thờ tại chùa Quốc Ân và Phổ Thành – Hà Trung – Phổ Đồng Thuận Hóa (Huế) và chùa Kim Cang – Đồng Nai. Năm Kỷ Dậu, hiệu Bảo Thái thứ 10 (1729), chúa Nguyễn Phúc Trú (1725-1738) ban tặng thụy hiệu “Thiền sư Hạnh Đoan”, Sắc tứ  Hà Trung Tự Hoán Bích bi kỷ và bài minh khắc vào bia tháp phụng thờ [5].

Nội dung như sau:

“Ưu ưu Bát Nhã                       (Bát nhã cao siêu)

Đường đường Phạm thất  (Chùa thất sáng ngời)

Thủy nguyệt ưu du          (Trăng nước rong chơi)

Giới trì chiếm lật               (Giữ giới nghiêm nhặt)

Trú lập khả tất                          (Ắt hẳn đứng cao)

Quán thân bổn không      (Quán thân vốn không)

Hoằng pháp lợi vật   (Hoằng pháp lợi sanh)

Biến phú từ vân                   (Mây lành che khắp)

Phổ chiếu huệ nhật           (Vầng tuệ chiếu cùng)

Chiêm chí chiêm chí     (Nhìn ngài ngưỡng ngài)

Thái sơn ngật ngật               (Cao như non Thái).”

2.2. Bài kệ truyền thừa

Tổ Nguyên Thiều dùng bài kệ của tổ Đạo Mân đời thứ 31 truyền thừa [6] như sau:

Âm Hán Việt – Chữ Hán

“Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên (導本原成佛祖先)

Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên (明如紅日麗中天)

Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ (靈源廣潤慈風溥)

Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền (照世真燈萬古懸).”

2.3. Pháp hệ truyền thừa của dòng Lâm Tế Gia Phổ vùng Nam Bộ:

1. Từ chốn Tổ chùa Đại Giác và chùa Kim Cang, có Hòa thượng Thành Đẳng (chùa Đại Giác), Thành Nhạc (chùa Châu Thới, Long Thiền), Thành Chí (chùa Bửu Phong, Đồng Nai), cho đến Hòa thượng Hồng Tín – Huệ Thành…

2. Từ chốn Tổ chùa Từ Ân và chùa Giác Lâm, các pháp tôn của Tổ như Phật Ý, Tổ Tông, Tiên Giác, Minh Khiêm, Minh Hương, Minh Lượng… Như Phòng, Như Nhãn, Như Quới, Như Hiền…

3. Từ chốn Tổ chùa Tây An – An Giang, Ngài Tiên Giác truyền cho Minh Huyên – Pháp Tạng (Phật thầy Tây An), Minh Võ – Nhất Thừ… Sau đó, Tổ Minh Khiêm truyền cho Như Sơn, Như Quả, Như Nghĩa, Như Tâm, Như Đắc, Như Mật rồi đến Hồng Nguyện Hồng Đại, Hồng Trung, Hồng Chí, Hồng Hưng, Hồng Trực, Hồng Cung…

4. Từ chốn Tổ chùa Phi Lai, có Hòa thượng Hồng Pháp, Hồng Quang, Hồng Nở, Hồng Tôi, Hồng Xứng – Nhựt Bình (Trí Tịnh)… đã phát triển đạo vàng truyền đăng tục diệm, làm cho đạo pháp được chấn hưng trong những thập niên 1920-1950, đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước [7].

3. THIỀN PHÁI LÂM TẾ LIỄU QUÁN 

3.1. Lịch sử hình thành

Nếu ở Ðàng Ngoài Thiền sư Chân Nguyên được xem là nhân vật then chốt để phục hưng Phật giáo Ðàng Ngoài, thì ở Ðàng Trong Thiền sư Liễu Quán được xem là vị Thiền sư có công trong cuộc phục hưng Phật giáo Ðàng Trong [8]. Theo Nguyễn Lang (2008), Thiền sư Liễu Quán là người làng Bạc Mã, huyện Ðồng Xuân, tỉnh Phú Yên, sinh năm 1670 từ một gia đình nghèo. Ông mồ côi mẹ từ hồi lên 6 tuổi. Năm 12 tuổi ông đi chùa Hội Tôn với cha. Gặp Thiền sư Tế Viên, ông rất yêu mến và xin ở lại chùa để học đạo. Ông ở lại, làm việc nấu nước, nhặt rau, học Hán tự, hai thời khóa tụng, luật Sa di và những kinh điển dễ học. Sau 9 năm, Thiền sư Tế Viên viên tịch. Lúc bấy giờ Sư mới 19 tuổi. Tang lễ của thầy làm xong, Sư để chùa cho các Sư huynh trông nom, một mình lên đường học đạo.

Năm 1690, Liễu Quán vượt núi băng ngàn ra tận Thuận Hóa núi Hàm Long, cầu học với Thiền sư Giác Phong. Sư được chấp nhận ở lại đây để tu học. Mới được một năm thì nghe tin thân phụ bị bệnh, Sư xin phép trở lại quê nhà để lo săn sóc cho cha. Hàng ngày Sư lên rừng đốn củi, đem về đổi gạo nấu cơm cho cha ăn. Bốn năm sau, thân phụ Sư từ trần. Lo ma chay cho cha xong, Sư lại lên đường học đạo. Năm 1695, nghe nói Thiền sư Thạch Liêm tổ chức giới đàn lớn tại chùa Thiền Lâm, Thuận Hóa, Sư đến xin ghi tên thọ giới Tỳ kheo. Năm 1697, lúc được 27 tuổi, Sư lại lên đường cầu học, tham lễ khắp các tổ đình suốt hai năm.

Năm 1702, Sư được gặp Thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn núi Long Sơn, Thuận Hóa. Thiền sư dạy, ông tham khảo về công án: “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” (Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?). Sư rút về núi Phú Yên tĩnh cư, tham cứu đến 5 năm mà chưa phá vỡ được công án ấy, trong lòng lấy làm hổ thẹn. Một hôm đọc Truyền Ðăng Lục đến câu “Trỏ vật mà truyền tâm, chính vì vậy mà người ta không hiểu” (Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ), thoạt nhiên Sư tỏ ngộ, bèn buông sách xuống. Mùa xuân năm 1708, Sư trở ra Long Sơn, trình bày công phu mình. Thiền sư Tử Dung nói:

“Hố thẳm buông tay

Một mình cam chịu

Chết đi sống lại,

Ai dám chê mình.”

Sư vỗ tay cười. Tử Dung nghiêm nét, nói: “Chưa được”. Sư lại nói: “Trái cân vốn là sắt” (Bình thùy nguyên nhị thiết). Tử Dung lắc đầu. Sáng hôm sau, Tử Dung thấy ông đi ngang, gọi lại bảo: “Chuyện ngày hôm qua nói chưa xong, hôm nay hãy nói lại xem”. Liễu Quán đọc:

“Sớm biết đèn là lửa

Cơm chín đã lâu rồi!”

Bây giờ Tử Dung không tiếc lời khen ngợi. Mùa hè năm 1712, khi hai người gặp nhau lần thứ ba tại đại lễ Toàn Viện tại Quảng Nam, Liễu Quán đem trình Tử Dung bài kệ Tắm Phật mà ông mới làm. Tử Dung hỏi: “Tổ truyền cho tổ, Phật truyền cho Phật, chẳng hay họ truyền nhau cái gì nhỉ?” (Tổ tổ tương truyền, Phật Phật thụ thụ, vị thẩm truyền thụ các thập ma?).

Liễu Quán đọc liền hai câu:

“Búp măng trên đá dài hơn trượng,

Cây chổi lông rùa nặng mấy cân.”

(Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng

Quy mao phủ phất trong tam cân).

Tử Dung lại đọc:

“Chèo thuyền trên núi cao

Phi ngựa dưới đáy biển.”

(Cao cao sơn thượng hành thuyền

Thâm thâm hải để tẩu mã).

Liễu Quán lại đọc tiếp:

“Dây đứt đàn tranh chơi suốt buổi

Gảy sừng trâu đất rống thâu đêm.”

(Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống

Một huyền cầm tử vận nhật đàn).

Tử Dung gật đầu tỏ ý rất bằng lòng.

Mùa Thu cùng năm 1742, Tổ Liễu Quán trú tại chùa Viên Thông; sáng ngày 21/11 âm lịch, ông gọi thị giả mang giấy bút tới, và viết bài kệ sau đây: “Ngoài bảy mươi năm cõi sắc không Sắc không không sắc đã dung thông Sáng nay vẹn ước, về quê cũ Há phải tìm cầu hỏi tổ tông (Thất thập dư niên thế giới trung Không không sắc sắc diệc dung thông Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý Hà Tất bôn mang vấn tổ tông?)”. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

Mùa Thu cùng năm 1742, Tổ Liễu Quán trú tại chùa Viên Thông; sáng ngày 21/11 âm lịch, ông gọi thị giả mang giấy bút tới, và viết bài kệ sau đây: “Ngoài bảy mươi năm cõi sắc không Sắc không không sắc đã dung thông Sáng nay vẹn ước, về quê cũ Há phải tìm cầu hỏi tổ tông (Thất thập dư niên thế giới trung Không không sắc sắc diệc dung thông Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý Hà Tất bôn mang vấn tổ tông?)”. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

Thiền sư Liễu Quán lúc bấy giờ đã 42 tuổi. Ông đã có nhiều đạo tràng hành đạo: đó là chùa Thiền Tông, chùa Viên Thông (Thuận Hóa) và các chùa Hội Tông, Cổ Lâm và Bảo Tịnh ở Phú Yên. Chùa Thiền tông được tạo dựng ở núi Thiên Thai, vào khoảng năm 1708. Mãi đến năm 1747, nghĩa là 5 năm sau khi Thiền sư Liễu Quán tịch, chùa mới được chúa Nguyễn Phúc Khoát ban biển ngạch sắc tứ. Ðại Hồng Chung hiện giờ của chùa cũng được đúc vào năm đó, tức là năm Cảnh Hưng thứ tám. Chùa Viên Thông cũng được Liễu Quán tạo dựng ở chân núi Ngự Bình. Chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng kính đạo hạnh của ông, nhiều lần triệu thỉnh vào phủ, nhưng ông một mực từ chối, không muốn lui tới nơi triều đình. Vì vậy, chúa thường tới chùa Viên Thông ở chân núi Ngự Bình để thăm ông và hỏi đạo. Vì lý do đó, ngọn núi kia được gọi là núi Ngự. Bốn giới đàn lớn được tổ chức liên tiếp trong ba năm, từ 1733 đến 1735 tại Thừa Thiên, có sự tham dự của các cao Tăng và các bậc tể quan cư sĩ ở kinh đô; Thiền sư Liễu Quán được thỉnh cầu chủ tọa. Giới Phật tử rất hâm mộ ông, cho nên năm 1740 lại tỉnh cầu ông chủ tọa giới đàn Long Hoa. Xong giới đàn này, ông trở về chùa Thiền Tông. Năm 1742, tuy đã 72 tuổi, Ông vẫn phải làm Hòa thượng Ðường đầu của giới đàn tổ chức tại chùa Viên Thông. Ðệ tử thọ giới của ông kể cả xuất gia lẫn tại gia có tới gần bốn ngàn người.

Mùa Thu cùng năm 1742, Tổ Liễu Quán trú tại chùa Viên Thông; sáng ngày 21/11 âm lịch, ông gọi thị giả mang giấy bút tới, và viết bài kệ sau đây:

“Ngoài bảy mươi năm cõi sắc không

Sắc không không sắc đã dung thông

Sáng nay vẹn ước, về quê cũ

Há phải tìm cầu hỏi tổ tông.”

(Thất thập dư niên thế giới trung

Không không sắc sắc diệc dung thông

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý

Hà Tất bôn mang vấn tổ tông?).

Viết bài kệ xong, ông ngồi dùng trà. Ðại chúng lên làm lễ, có người than khóc. Ông nói: “Quý vị đừng khóc. Các Đức Phật thị hiện còn nhập Niết bàn, còn tôi thì đường đi nẻo về đã rõ ràng, không việc chi phải khóc”. Mọi người im lặng. Thầy trò nói chuyện hồi lâu, ông hỏi: “Ðã đến giờ mùi chưa?” Mọi người đáp: “Phải”. Ông nói: “Sau khi tôi đi, quý vị phải nghĩ đến sự vô thường nhanh chóng của cuộc đời mà siêng năng tu tập trí tuệ, chớ quên lời dặn của tôi”. Nói xong ông nhắm mắt mà tịch trong tư thế kiết già. Chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc làm bia và tháp cho ông và ban thụy hiệu là “Ðạo Hạnh Thụy Chính Giác Viên Ngộ Hòa thượng”. Tháp ông được dựng tại chùa Thiền Tông trên núi Thiên Thai [9].

3.2. Bài kệ truyền thừa

Tổ Liễu Quán thuộc đời thứ 35 dòng Lâm Tế. Các chùa thuộc môn phái Ngài truyền thừa đều dùng bài kệ sau [10]:

Âm Hán Việt – Chữ Hán

“Thật Tế Đại Đạo (實際大導)

Tánh Hải Thanh Trừng (性海清澄)

Tâm Nguyên Quảng Nhuận (心源廣潤)

Đức Bổn Từ Phong (德本慈風)

Giới Định Phước Huệ (戒定福慧)

Thể Dụng Viên Thông (體用圓通)

Vĩnh Siêu Trí Quả (永超智果)

Mật Khế Thành Công (密契成功)

Truyền Trì Diệu Lý (傳持妙里)

Diễn Sướng Chánh Tông (演暢正宗)

Hạnh Giải Tương Ưng (行解相應)

Đạt Ngộ Chơn Không (達悟真空).”

Dịch:

“Ðường lớn thực tại

Biển thể tính trong

Nguồn tâm thấm khắp

Gốc đức vun trồng

Giới định cùng tuệ

Thể dụng viên thông

Quả trí siêu việt

Hiểu thấu nên công

Thuyền giữ lý mầu

Tuyên dương chính tông

Hành giải song song

Ðạt ngộ chân không.”

Thiền sư Liễu Quán đã Việt hóa thiền phái Lâm Tế và làm cho thiền phái này trở thành thiền phái của đa số Phật tử Ðàng Trong. Kiến trúc lễ nhạc bắt đầu trút bỏ màu sắc Trung Quốc và từ từ mang lấy màu sắc dân tộc thông qua những bài tán lễ như “Cực lạc Từ Hàng”. Bốn vị đệ tử lớn của ông là Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu đã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn và hàng chục tổ đình được tạo dựng khắp vùng Nam Bộ trong thế kỷ XVIII đã thuộc về môn phái Liễu Quán. Phong trào Phật giáo phục hưng ở thế kỷ thứ XX đã dựa trên cơ sở của môn phái mang tên của Tổ [11].

4. THIỀN PHÁI LÂM TẾ THIÊN THAI 

4.1. Lịch sử hình thành

Tổ Huệ Đăng tên thật là Lê Quang Hòa, sinh năm 1873 trong một gia đình nhà Nho ở huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định. Năm 1885, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương nhiều nhà ái quốc nổi lên chống Pháp như Phan Đình Phùng (1847-1895), Mai Xuân Thưởng (1860-1887)… Khởi nghĩa thất bại, Quang Hòa phải chạy vào Nam trốn tránh. Sau nhiều năm lưu lạc gian khổ, Lê Quang Hòa thấy rằng công cuộc tham gia cứu nước bằng lực đã thất bại, chỉ còn cách tu hành để cứu đời và xa lánh được cuộc sống vô thường và đầy phiền não của kiếp người. Năm 1893, Lê Quang Hòa xuất gia thọ giáo với Hòa thượng Đồng Đế (1834- 1905) (tức Thiền sư Hải Hội – Chánh Niệm) ở chùa Long Hòa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau khi, Hòa thượng Đồng Đế viên tịch (năm 1905), Sư tìm hang nơi rừng núi để ẩn tu. Sư lên hang Mai trên núi Dinh (tỉnh Bà Rịa) tu hành một thời gian, bị nhà cầm quyền Pháp nghi ngờ gian đạo sĩ tu luyện bùa chú và âm mưu chống Pháp, nên Sư phải xuống núi. Tiếp theo đó, Sư vào núi Cố ở xã Hắc Lăng tìm được hang đá để tu hành. Nhưng hang đá này đang có con cọp đen đang ở, Sư khấn nguyện cọp dời đi để nhường chỗ cho có nơi tu hành. Sư chất củi đốt hang và dọn dẹp cho sạch sẽ, đặt tên là “Thạch Động” ở cửa hang, Sư viết hai câu đối chữ Hán:

“Tá Thạch vi tường, thục thức lão Tăng cùng đáo đề”

Dĩ phong tác phiến, thùy tri đại đạo lạc vô cương.

(Mượn đá làm tường, ai hiểu lão Tăng nghèo đáo để

Lấy gió làm quạt, ai biết đại đạo vui vô cùng).

Sư phát nguyện hai năm chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa, lễ lạy sám hối, trì chú và tu thiền nghiêm mật, đạo phong càng tham sâu, nhiều Phật tử đến tham học đều phải kính phục và thọ giáo quy y. Số Phật tử đến ngày càng đông, Sư thấy đã đủ duyên để hóa độ nên bắt đầu xây dựng chùa Thiên Thai, cách hang hơn một trăm thước. Chùa Thiên Thai dựa lưng vào núi Cố, sân chùa cao hơn đất bằng khoảng 5m, kiến trúc khác lạ hơn các chùa cổ khác ở Nam Bộ.

4.2. Bài kệ truyền thừa

Tổ Huệ Đăng – Thanh Kế (1873-1953) thuộc Thiền phái Liễu Quán đời thứ 41 khai sáng Thiên Thai Thiền Giáo tông còn có tên Tông Thiên Thai Thiền Giáo Liên Hữu Hội thuộc đời thứ 35 dòng Lâm Tế, truyền thừa theo Tổ Liễu Quán với bài kệ [12] sau:

Âm Hán Việt – Chữ Hán

“Thật Tế Đại Đạo (實際大導)

Tánh Hải Thanh Trừng (性海清澄)

Tâm Nguyên Quảng Nhuận (心源廣潤)

Đức Bổn Từ Phong (德本慈風)

Giới Định Phước Huệ (戒定福慧)

Thể Dụng Viên Thông (體用圓通)

Vĩnh Siêu Trí Quả (永超智果)

Mật Khế Thành Công (密契成功)

Truyền Trì Diệu Lý (傳持妙里)

Diễn Sướng Chánh Tông (演暢正宗)

Hạnh Giải Tương Ưng (行解相應)

Đạt Ngộ Chơn Không (達悟真空).”

4.3. Pháp hệ truyền thừa

Hòa thượng Minh Nguyệt – Trừng Kim là Trưởng tử của Tổ Thiên Thai thuộc đời thứ 42, còn có Hòa thượng Thiện Hào – Trừng Thanh – Pháp Quang, Hòa thượng Pháp Trí, Hòa thượng Pháp Võ, Hòa thượng Minh Thành, Hòa thượng Pháp Dõng, Hòa thượng Pháp Lan, Hòa thượng Minh Tâm, Hòa thượng Pháp Hội… Hiện nay 2018, Chứng minh đạo sư Thiên Thai Thiền Giáo tông là Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng – Tâm Không đời thứ 43, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Ban Quản trị Tổ đình Thiên Thai, xã Tam Phước, huyện Long Điền gồm 5 thành viên:

1. Trưởng ban Quản trị: Hòa thượng Thích Thiện Xuân, thế danh Nguyễn Tấn Sinh, sinh năm 1947, hiện là Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, trụ trì chùa Hạnh Nguyện, phường Tân Thới Hóa, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

2. Phó Trưởng ban Thường trực: Hòa thượng Thích Thiện Pháp, thế danh Trương Hớn Huy, sinh năm 1955, hiện trụ trì chùa Linh Hội, số 314/36 đường CMT8, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

3. Phó Trưởng ban kiêm Thư ký: Thượng toạ Thích Tâm Pháp, thế danh Lê Thành Tri, sinh năm 1968, thường trú Tổ đình Thiên Thai, ấp Phước Trung, xã Tam Phước, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

4. Ủy viên Kiểm soát: Thượng tọa Thích Phước Triều – Tâm Hải, thường trú chùa Xá Lợi, Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

5. Thủ quỹ: Ni sư Thích Nữ Diệu Ngọc, thế danh Lê Thị Xuyến, sinh năm 1938, thường trú Tổ đình Thiên Thai, ấp Phước Trung, xã Tam Phước, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

5.1. Lịch sử hình thành

Vào khoảng năm 1687-1690, Thiền sư Nguyên Thiều được chúa Nguyễn Phúc Thái cử về Trung Quốc để thỉnh thêm Tăng sĩ, kinh Phật giáo, Phật tượng, pháp khí sang Đàng Trong. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp, chúa Nguyễn hỗ trợ cho Sư mở Đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ (Huế) [13].

Năm Ất Hợi (1695), sư Nguyên Thiều thỉnh được Hòa thượng Thạch Liêm cũng như các danh sư Minh Hải – Pháp Bảo, Minh Vật Nhất Tri, Minh Hoằng – Tử Dung, Minh Lượng – Thành Đẳng v.v… trong Hội đồng thập sư sang truyền giới. Phái đoàn xuống thuyền tại bến Hoàng Phố và cập bến Hội An vào ngày 28 tháng Giêng năm Ất Hợi (1695). Sau đó đoàn ra Thuận Hóa và được chúa Nguyễn Phúc Chu đón tiếp trọng thể và thỉnh về trụ tại chùa Thiền Lâm. Ngày mồng 1 tháng Tư năm Ất Hợi (1695), giới đàn được khai mở do sư Thạch Liêm làm Đàn đầu Hòa thượng. Sau chuyến du hành hóa đạo, ngày 24 tháng Sáu năm Bính Tý (1696), sư Thạch Liêm cùng với hầu hết phái đoàn trở về Quảng Đông. Một số vị trong phái đoàn ở lại, tiếp tục khai sơn hoằng hóa như sư Minh Hoằng – Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tông ở Thuận Hóa, sư Minh Lượng – Thành Đẳng khai sơn chùa Vạn Đức tại Cẩm Hà, Hội An và Chúc Thánh Lão Tổ Minh Hải – Đắc Trí – Pháp Bảo đệ tử đời thứ 34 của Lâm Tế tông Trung Quốc có công khai sơn ra tổ đình Chúc Thánh (Cẩm Phô – Hội An), được xem là vị sơ Tổ khai sinh ra dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam [14].

Thời gian đầu ở lại Đàng Trong, sư Minh Hải Pháp Bảo chỉ lập một thảo am ở Hội An để tịnh tu phạm hạnh. Dần dà, danh tiếng Sư được nhiều người biết đến, người dân phố Hội và các vùng phụ cận đến nghe giảng ngày càng đông. Thấy cơ duyên hóa độ đã đến, Sư chính thức khai đường giảng pháp, tiếp tăng độ chúng [15].

5.2. Bài kệ truyền thừa

Để cho sự truyền thừa có quy củ dài lâu, Tổ Minh Hải – Pháp Bảo biệt xuất một bài kệ [16] truyền pháp như sau:

Truyền pháp danh

“Minh Thật (Thiệt) Pháp Toàn Chương

Ấn Chơn Như Thị đồng

Chúc Thánh Thọ Thiên Cữu

Kỳ Quốc Tộ Địa Trường.

(傳 法 名 偈)    

明 實 法 全 彰

印 真 如 是 同

祝 聖 壽 天 久

祈 國 祚 地 長.

Truyền pháp Tự

Đắc Chánh Luật Vi Tông (Tuyên) [17]

Tổ Đạo Giải Hành Thông

Giác Hoa Bồ Đề Thọ

Sung Mãn Nhân Thiên Trung”.

(傳 法 字 偈)

得 正 律 為 宗

祖 道 解 行 通

覺 花 菩 提 樹

充 滿 人 天 中.

Chúc Thánh Lão Tổ lấy chữ “Minh” trong bốn câu kệ đầu làm Pháp húy cho thế hệ của Ngài, và lấy chữ “Đắc” của đoạn thứ hai làm pháp tự. Cứ lần lượt như thế mỗi thế hệ truyền thừa với các chữ kế tiếp. Từ trước tới nay, bài kệ trên vẫn được dùng để đặt pháp danh trong dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng năm 1979, HT. Ðỗng Quán tìm được bài kệ truyền dòng khác được ghi trong gia phả của nhà họ Tạ (họ của Tổ Nguyên Thiều) [18].

“Minh Thật Pháp Toàn Chương

Ấn Chân Như Thị Đồng

Vạn Hữu Duy Nhất Thể

Quán Liễu Tâm Cảnh Không

Giới Hương Thành Thánh Quả

Giác Hải Dũng Liên Hoa

Tín Tấn Sanh Phước Huệ

Hạnh Trí Giải Viên Thông

Ảnh Nguyệt Thanh Trung

Thủy Vân Phi Nhật khứ lai

Ðạt ngộ Vi Diệu Pháp

Hoằng Khai Tổ Đạo Trường.”

Pháp hệ truyền thừa của dòng Chúc Thánh tiêu biểu [19]:

1. Tổ sư Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu Pháp Bảo (1670-1746), Lâm tế Chánh Tông đời thứ 34, khai Sơn Chùa Sắc Tứ Chúc Thánh, Quảng Nam.

2. Tổ sư Thiệt Dinh, tự Chánh Hiển, hiệu Ân Triêm (1712- 1796), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 35, khai sơn trụ trì chùa Sắc Tứ Phước Lâm, Quảng Nam.

3. Tổ sư Pháp Chuyên, tự Luật Truyền, hiệu Diệu Nghiêm (1738-1810), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 36, khai sơn Trụ trì chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng), Phú Yên.

4. Tổ sư Toàn Thể, tự Vi Lương, hiệu Linh Nguyên, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 37, đệ nhị đại trụ trì chùa Từ Quang, Phú Yên.

5. Tổ sư Chương Như, hiệu Từ Ý, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 38, đệ nhị đại trụ trì chùa Thiên Hưng, Ninh Thuận.

6. Tổ sư Ấn Chánh, tự Tổ Ý, hiệu Huệ Minh, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 39, đệ tam đại trụ trì chùa Bảo Sơn, Phú Yên.

7. Tổ sư Chân Chánh, tự Đạo Tâm, hiệu Pháp Tạng, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 40, đệ tứ đại trụ trì chùa Phước Sơn, Phú Yên.

8. Tổ sư Như Đắc, tự Giải Tường, hiệu Thiền Phương (1879- 1949), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, đệ ngũ đại trụ trì Chùa Phước Sơn, Phú Yên. Đồng một thế hệ còn có HT. Thích Như Tín, HT. Thích Như Điển…

9. Tổ sư Thị An, tự Hành Trụ, hiệu Phước Bình (1904-1984), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42, đệ nhị đại trụ trì Chùa Đông Hưng, Sài Gòn.

10. Hòa thượng Đồng Tín, tự Thông Nhiệm, hiệu Thiện Quý (1945-2008), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, đệ tứ đại trụ trì Đông Hưng, Việt Nam. Đồng một thế hệ với HT. Thích Thiện Quý là: Thượng tọa Đồng Điển, tự Thông Kinh (sinh 1958-?), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, đệ tam đại trụ trì chùa Đông Hưng, Việt Nam. Khai sơn trụ trì chùa Đông Hưng, Hoa Kỳ. Thượng tọa Đồng Thái, tự Thông Luật (sinh 1957), hiệu Thái Luật, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông hiện nhiệm trụ trì chùa Từ Phong, Việt Nam.

11. Đại đức Thích Chúc Đạo, tự Giác Pháp (1972- ), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 44, hiện nhiệm trụ trì chùa Đông Hưng, Việt Nam,…

6. THIỀN THAI GIÁO QUÁN TÔNG

6.1. Lịch sử hình thành

Ngài Tu Trì – Liễu Thiền cùng các bạn lữ được ban pháp danh đều có chữ Tu đứng đầu và chữ Liễu cho pháp hiệu, chính thức nối truyền pháp tông Thiên Thai Giáo Quán đời thứ 21 sang Việt Nam. Bài kệ pháp danh [22] và pháp hiệu của Ngài Bá Tòng đặt tiếp theo Tổ Trí Giả Đại Sư mà sau này chư Tổ y theo mà đặt cho các đệ tử như sau:

Bài kệ pháp danh

“Chơn Truyền Chánh      Thọ Linh Nhạc Tâm Tông

Nhứt Thừa Đốn Quán                   Ấn Định Cổ Kim

Niệm Khởi Tịch Nhiên            Tu Tánh Lãng Chiếu

Như Thị Trí Đức                    Bổn Thể Huyền Diệu

Nhân Duyên Sanh Pháp            Lý Sự Tức Không

Đẳng Danh Vi Hữu              Trung Đạo Viên Dung

Thanh Tịnh Phổ Biến     Cảm Thông Ứng Thường

Quả Huệ Đại Dụng        Thật Tướng Vĩnh Phương”.

Bài kệ pháp hiệu/pháp tự

Đạo Giáo Diễn Dịch                Tổ Đạo Đức Hoằng

Lập Định Chỉ Yếu                    Năng Sở Dẫn Đồng

Công Thành Đế Hiển                    Liễu Đạt Tắc An

Vạn Tượng Hải Hiện               Thục Phân Nhị Tam

Sơ Môn Ngộ Nhập                 Hóa Pháp Toại Hành

Kỷ Tha Ích Lợi                   Cứu Cực Chương Minh

Nguyên Thâm Lưu Viễn    Trường Diễn Kỳ Cương

Bá Thiên Chi Thế              Hằng Tác Châu Thuyền.

Sau lễ nhập tự, đàn truyền giới và an cư kiết hạ tại đây đã quy tụ 300 Tăng Ni, Phật tử đến thọ giới. Kể từ ngày khai hóa chùa Tôn Thạnh, tông phái mỗi ngày một hưng thạnh, chùa chiền mở rộng các tỉnh miền Tây Việt Nam. Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông cũng từ đó mà thành lập lấy chùa Tổ Bồ Đề (xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) làm trụ sở chính thức, là chỗ quy ngưỡng cho tín đồ tông phái [23].

Thiên Thai Giáo Quán hòa mình vào phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, năm 1957-1958 Giáo hội Tăng già Nam Việt thành lập ngày 6/5/1951, do Thượng tọa Đạt Từ làm Trị sự trưởng, Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ lâm thời, Thượng tọa Thiện Hòa và Thượng tọa Thiên Hoa đã mượn chùa Pháp Hội do Hòa thượng Tắc Nghi trụ trì làm địa điểm mở khóa Như Lai sứ giả, đào tạo những vị trụ trì đầu tiên, cung ứng cho các Tỉnh hội [24].

Năm 1973, Đại hội khoáng đại kỳ I, Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông được thành lập. Một tổ chức, đã liên kết các chùa trong tông Thiên thai thống nhất theo ý nguyện của chư Tổ. Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Đạt Hương (đời thứ 22) làm tông trưởng Thiên Thai Giáo Quán Tông Việt nam cùng với 15 thành viên:

– Trị sự trưởng: Hòa thượng Thích Tắc Nghi (đời thứ 23)

– Trị sự phó: Hòa thượng Thích Đạt Hảo

– Chánh Thư ký: Thượng tọa Thích Đạt Từ

– Phó Thư ký: Đại đức Thích Tắc Trụ

– Chánh Thủ quỹ: Thượng tọa Thích Đạt Đồng

– Phó Thủ quỹ: Thượng tọa Thích Đạt Từ

– Ủy viên Tăng sự: Hòa thượng Thích Liễu Tức (đời thứ 21)

– Ủy viên Hoằng pháp: Thượng tọa Thích Đạt Pháp

– Ủy viên Giáo dục: Thượng tọa Thích Đạt Cường

– Ủy viên Đôn kiểm: Thượng tọa Thích Đạt Vân

– Ủy viên Cư sĩ: Đại đức Thích Tắc Thuận

– Ủy viên Nghi lễ: Thượng tọa Thích Tắc Châu

– Ủy viên Xã hội: Ni sư Thích Nữ Đạt Lý

– Ủy viên Tài chính: Đạo hữu Tắc Nghinh

– Ủy viên Liên lạc: Đại đức Thích Tắc Lãnh

Sau 1975, Thiên Thai Giáo Quán Tông Việt Nam do Thượng tọa Thích Đạt Hảo là Trị sự Trưởng, Thượng tọa Thích Tắc Thành làm Tổng Thư ký cho đến ngày thống nhất Phật giáo cả nước năm 1981. Hiện nay, Thiên Thai giáo Quán tông đã có hơn 72 tự viện, 512 tăng ni được cấp thẻ và hàng ngàn Phật tử theo tu học. Nhiều chùa thuộc phái này đã đạt được nhiều thành quả trong hoạt động Phật sự như chùa Tây Thiên, Pháp Quang, Pháp Hội, Tân Hòa…

KẾT LUẬN

Tóm lại, sự phát triển sâu rộng dòng thiền Lâm Tế vùng Nam Bộ có công lao không nhỏ của các vua chúa thời Triều Nguyễn cho phép thiết lập tổng số chùa được tính theo tổng số làng, nhưng số cao tăng trụ trì thiếu vắng. Mãi đến đầu đời vua Gia Long, lần đầu tiên tổ chức được Đại giới đàn, và đến đời vua Tự Đức, liên tiếp có nhiều Đại giới đàn tuyển người làm Phật, liên tiếp có nhiều khóa an cư kiết hạ hoặc kiết đông và cũng nhờ Ngài mà nghi lễ thiền môn chấn chỉnh. Đặc biệt vào năm Quí Sửu (1853) đời Tự Đức, Khâm sai đại thần vâng lệnh triều đình vào Nam thực hiện chủ trương thiết lập đồn điền, khai khẩn đất hoang. Cùng kết hợp với Phật giáo, hễ nơi nào lập được làng xã thì sẽ cho chư Tăng đến xây cất chùa chiền, hoằng dương Phật pháp, theo tinh thần hộ quốc an dân. Nhờ đó mà thiền phái Lâm Tế (ảnh hưởng tổ đình Giác Lâm) được truyền đến vùng Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Cao Lãnh, Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc [25]…

Bên cạnh đó, các dòng thiền phái Lâm Tế do Tổ sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch, Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo, Tổ sư Liễu Quán, Tổ sư Nhiên Công – Hiển Kỳ, Tổ Huệ Đăng – Thanh Kế… truyền vào vùng Nam Bộ chính thức định hình làm cho tông Lâm Tế phát triển lâu dài với các chi nhánh Lâm Tế Thiên Đồng, Lâm Tế Gia Phổ, Lâm Tế Liễu Quán, Lâm Tế Thiên Thai, Lâm Tế Chúc Thánh đều lấy Lâm Tế Nghĩa Huyền làm Chánh tông như vườn hoa nở rộ tỏa ngát hương thơm khoe sắc thắm trong vòm trời và mảnh đất vùng Nam Bộ hơn 300 năm qua.

Thế hệ Tăng Ni người tu sĩ ngày nay nhớ ơn dày của chư Tổ cúi nguyện: “Đức nghiệp truyền thừa, kế vãng khai lai, trùng quang Tổ ấn; Thiền đăng tương tục, minh nhơn tế thế huy hiển tông phong” (nghĩa là: “Truyền thừa sự nghiệp, kế tục Tổ đức trao lại người sau, để dấu Tổ luôn rạng rỡ; Thắp sáng đèn thiền, để mãi soi sáng cứu độ chúng sanh, cho tông phong mãi huy hoàng”). Hầu làm cho:

“Vòi vọi sáng ngời ngôi tháp Tổ

Ngàn năm còn rạng rỡ nét tông phong

Giữ gìn tổ ấn môn phong

Tốt đời đẹp đạo giữa lòng nhân gian”.

-------------

Chú thích:

* TT.TS. Thích Đức Trường, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Viện Nghiên cứu PHVN, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

[1], [6] “Ý nghĩa Pháp danh”, Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN, phatgiao.org.vn/y-nghia-phap-danh-d11082.html.

[2], [3] Trương Ngọc Tường (12/2011), “Các chi phái Lâm Tế ở Nam Bộ”, Phật giáo Bạc Liêu www.phatgiaobaclieu.com/cac-chi-phai-lam-te-o-nam-bo-truong-ngoc-tuong-2/, truy cập ngày 29/11/2020.

[4], [5], [7] http://chuaminhdao.com.vn/thien-phai-lam-te-viet-nam-du-nhap-truyen-thua-phat- trien-a-292.aspx, truy cập ngày 29/11/2020.

[8], [9] Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB Văn Hóa.

[10] Thanh Từ 1992, https://phatgiao.org.vn/tu-dien-phat-hoc-online/phap-danh-k4924.html; http://hoasendatviet.com/nghien-cuu/cac-bai-ke-truyen-thua-cua-phat-giao.html.

[11] http://butsen.net/sach/thich-nhat-hanh/viet-nam-phat-giao-su-luan.

[12] https://phatgiao.org.vn/y-nghia-phap-danh-d11082.html; https://phathocdoisong.com/ke- truyen-thua-mon-phai-to-lieu-quan.html.

[13] Nguyễn Hiền Đức, Ảnh hưởng của Tổ sư Nguyên Thiều đối với Phật giáo Đồng Nai – Gia Định, https://quangduc.com/a11293/anh-huong-cua-to-su-nguyen-thieu-doi-voi-phat-giao-dong-nai-gia- dinh, truy cập ngày 29/11/2020.

[14] Lê Xuân Diệm (2009), “Tổng quan vị thế Nam Bộ thời cổ (Tiếp cận từ cổ địa đến cổ sử)”, Đề án Khoa học xã hội cấp nhà nước: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Một số kết quả, Kỷ yếu hội thảo lần thứ 2, Tp. Hồ Chí Minh, 30/5/2009.

[15] Theo Kiêm Đạt, Phật giáo Phù Nam.

[16] Thanh Từ (1992), https://sites.google.com/site/vinhhoahaisontu/mon-phong-chuc-thanh/ dong-phai-lam-te-chuc-thanh; http://www.lebichson.org/.

[17] Ở bài kệ truyền pháp tự, hai câu đầu mang ý nghĩa lấy giới luật làm tông, nên tuyên dương giới luật. Ban đầu, tổ Minh Hải đặt là “Đắc chánh luật vi tông”, nhưng về sau, vì kỵ tên húy của vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Miên Tông (1807-1847) nên có một số vị trại chữ Tông lại chữ Tuyên (宣) như Chương Tư – Tuyên Văn; Chương Quảng – Tuyên Châu… hoặc chữ Tôn (尊) như Chương Đạo – Tôn Tùng; Chương Lý – Tôn Sư… (Theo Thích Như Tịnh).

[18] [19] https://sites.google.com/site/vinhhoahaisontu/mon-phong-chuc-thanh/dong-phai-lam-techuc-Thanh.

[20], [24] http://chuaminhdao.com.vn/tong-thien-thai-giao-quan-trong-dong-chay-lich-su-phat-giao- viet-nam-tai-trung-quoc-a-313.aspx.

[21] https://phatan.org/a3935/su-truyen-thua-cua-tong-phai-thien-thai-tu-tq-sang-vn.

[22] Thanh Từ (1992), https://www.facebook.com/chuathienton/posts/1150790315044520/

[23] https://phatan.org/a3935/su-truyen-thua-cua-tong-phai-thien-thai-tu-tq-sang-vn.

[25] Trương Ngọc Tường, Các chi phái Lâm Tế ở Nam Bộ, http://phatgiaobaclieu.com/cac-chi-phai- lam-te-o-nam-bo-truong-ngoc-tuong-2/.

Tài liệu tham khảo:

  1. Chơn Phát (1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Giáo tài lưu hành nội bộ.
  2. Hòa Ngân (2004), Quảng Nam Xưa Nay (di cảo), NXB Thanh Niên.
  3. HT. Thanh Từ (1992), Thiền sư Việt Nam.
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về “Văn hóa cổ đồng bằng sông Cửu Long, An Giang” (1984).
  5. Lê Mạnh Thát (2000), Toàn tập Minh Châu Hương Hải, NXB TP.HCM.Lê Mạnh Thát (2005),
  6. Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài, NXB TP.HCM.
  7. Lê Xuân Diệm (2009), “Tổng quan vị thế Nam Bộ thời cổ (Tiếp cận từ cổ địa đến cổ sử)”,
  8. Đề án Khoa học xã hội cấp nhà nước: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Một số kết quả, Kỷ yếu hội thảo lần thứ 2, TP. Hồ Chí Minh, 30/5/2009.
  9. Lương Ninh (2000), “Văn hóa cổ Phù Nam – Văn hóa đồng bằng sông Cửu Long”, trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995- 2000), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  10. Mật Thể (2004), Việt Nam Phật giáo Sử Lược, NXB Tôn giáo.
  11. Nguyễn Đại Đồng, Nguyễn Thị Minh (2008), Phong trào chấn hưng Phật giáo Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938, NXB Tôn giáo.
  12. Nguyễn Hiền Đức (1993), Phật giáo Đàng Trong, NXB Tp.HCM.
  13. Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, NXB Tp.HCM.
  14. Nguyễn Hiền Đức, Ảnh hưởng của Tổ sư Nguyên Thiều đối với Phật giáo Đồng Nai – Gia Định,
  15. https://quangduc.com/a11293/anh-huong-cua-to-su-nguyen-thieu-doi-voi-phat-giao-dong-nai-gia- dinh, truy cập ngày 29/11/2020.
  16. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB Văn Hóa.Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, NXB Văn học.
  17. Thạch Liêm (1963), Hải Ngoại Kỷ Sự, Viện Ðại Học Huế.
  18. Thích Chơn Phát (1970), Sử liệu Danh Tăng – Tự viện – Thắng cảnh Phật giáo Quảng Nam, Phật học viện Quảng Nam ấn hành.
  19. Thích Đồng Bổn (1996), Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập I, NXB TP.HCM.
  20. Thích Đồng Bổn (2002), Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập II, NXB Tôn giáo.
  21. Thích Giải Nghiêm (2005), Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam Đà Nẵng, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Phật học khoá V (2001- 2005), Học viện PGVN tại TP.HCM.
  22. Thích Hải Ấn – Hà Xuân Liêm (2001), Phật giáo xứ Huế, NXB TP.HCM.
  23. Thích Hạnh Thiện (2001), Thiền sư Minh Hải và Tổ đình Chúc Thánh, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Phật học khoá I (1997- 2001), Học viện PGVN tại Huế.
  24. Thích Như Tịnh (2007), Phổ hệ truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chú Thánh tại Quảng Nam và Đà Nẵng, Lưu hành nội bộ.
  25. Thích Trung Hậu, Thích Hải Ấn (2011), Chư tôn thiền đức, cư sĩ hữu công, Phật giáo Thuận Hóa, NXB TP.HCM.
  26. Thiền sư Từ Sơn – Như Sơn (1734), Thiền uyển kế đăng lục, bản dịch Thích Thiện Phước, Lý Việt Dũng, 2015.Thông Thanh Khánh (2013), “Tính chất Phật giáo Đại thừa Phù Nam”, Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 10 & 11 năm 2013.
  27. Trương Ngọc Tường, Các chi phái Lâm Tế ở Nam Bộ, http:// phatgiaobaclieu.com/cac-chi-phai-lam-te-o-nam-bo-truong- ngoc-tuong-2/.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm