Thiền sư Pháp Hiền kế thừa thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi
Thiền sư Pháp Hiền được xem là thế hệ thứ nhất thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi. Ngài là người có công lớn trong bước đầu tạo dựng thiền phái này.
Theo tài liệu ghi chép, thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi tại Việt Nam do thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi sáng lập tại Việt Nam. Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi là người Nam Thiên Trúc (Ấn Độ), thuộc dòng dõi Bà-la-môn.
Thiền sư sang Việt Nam khoảng cuối thế kỉ thứ 6 (khoảng năm 580), cư trú tại chùa Pháp Vân (tức chùa Dâu, Bắc Ninh ngày nay). Nơi đây Sư dịch bộ kinh Đại thừa phương quảng tổng trì sau khi đã dịch xong bộ kinh Tượng đầu tinh xá tại Trung Quốc.
Trước khi tịch, Sư gọi đệ tử là Pháp Hiền đến và phó chúc: "Tâm ấn của chư Phật không có lừa dối, tròn như thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn, vốn không có chỗ sinh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa và cũng chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi... Tổ Tăng Xán khi Ấn khả chứng minh tâm này cho ta bảo ta mau về phương Nam giáo hóa. Đã trải qua nhiều nơi nay đến đây gặp ngươi quả là phù hợp với lời huyền ký. Vậy ngươi khéo giữ gìn, giờ đi của ta đã đến."
Thiền sư Pháp Hiền là người kế thừa thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi từ thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi. Theo Thiền Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Hiền (? - 626) (Đời thứ 1, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi).
Đại sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Ni sư Diệu Nhân
Sư họ Đỗ quê ở Chu Diên (Sơn Tây), thân hình to lớn cao đến bảy thước ba tấc (2m30). Khi mới xuất gia, Sư theo Đại sư Quán Duyên ở chùa Pháp Vân thọ giới. Đến lúc Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi sang Việt Nam vào chùa Pháp Vân gặp Sư, Tổ nhìn kỹ vào mặt hỏi:
- Ngươi họ gì?
Sư đáp:
- Hòa thượng họ gì?
- Ngươi không có họ sao?
- Họ thì chẳng không, Hòa thượng làm sao biết được?
- Biết để làm gì?
Sư bỗng nhiên tự tỉnh, liền sụp xuống lạy. Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi ấn chứng, từ đây về sau Sư luôn luôn theo hầu Tổ.
Sau khi Tổ tịch, Sư vào núi Từ Sơn tu thiền định, thân như cây gỗ, vật ngã đều quên. Các loài cầm thú thường quấn quít chung quanh Sư. Người đời thấy thế càng thêm kính mộ, đệ tử tìm đến học đạo càng ngày càng đông. Nhân đó, Sư mới lập chùa nhận đồ đệ ở tu, số học chúng hằng ngày trên ba trăm vị. Thiền tông phương Nam từ đây được thạnh hành.
Thích sử Lưu Phương nghe danh của Sư, bèn dâng sớ về Trung Quốc tâu lên vua nhà Tùy:
“... Cõi này người khâm sùng Phật giáo, lại có những vị cao đức danh tăng...”
Vua Tùy sai sứ mang năm hòm xá-lợi Phật và tờ điệp, bảo Sư xây tháp cúng dường. Sư bèn xây tháp ở chùa Pháp Vân và các chùa danh tiếng ở các châu Phong, Hoan, Trường, Ái... cũng đều dựng tháp cúng dường.
Về sau, Sư trụ trì tại chùa Chúng Thiện, núi Thiên Phước huyện Tiên Du.
Niên hiệu Võ Đức năm thứ chín đời Đường (626), Sư an tường thị tịch. Thiền sư Thanh Biện là người kế thừa dòng thiền của Sư.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng
Tăng sĩ 10:27 06/11/2024Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Xem thêm