Thứ ba, 04/12/2018, 14:28 PM

“Cách ăn” hay “ẩm thực” - truyền thống và hiện đại có thể giao hòa

Xưa nay các Phật tử thường băn khoăn các câu hỏi như ăn chay có được uống sữa, ăn trứng hay không?, nên ăn chay vào những ngày nào, tiết nào. Bàn về việc đó đã nhiều, hôm nay mời quý vị cùng tìm hiểu về “cách ăn” chay theo quan điểm các trường phái Phật giáo.

Nhiều luồng ý kiến

Ẩm thực vừa có nghĩa là thức ăn, nước uống cũng vừa có nghĩa là cách thưởng thức, hưởng thụ.

Du là xưa hay nay, ăn chay vẫn luôn luôn in vào trong tâm thức các Phật tử, đặc biệt là các Phật tử tại gia là một hình thức ăn uống được quy định nghiêm ngặt của giới luật. Điều đó là chính xác, vì theo quan điểm của Phật gia, mọi thứ có cội nguồn của sự sống, nhận thức, có huyết nhục máu thịt (những sinh vật sống) không phải thực vật đều là những sinh mạng. Nguồn thực phẩm chính của các Phật tử thường là cơm gạo, rau xanh, hoa quả, đậu phụ,…

Nhưng hiện nay, kinh tế phát triển, sự phát triển vật chất tất nhiên kéo theo sự phát triển về tinh thần, cách sống hay thường gọi là cách hưởng thụ. Vậy nên ăn chay cũng nghiễm nhiên trở thành một trường phái, từ cách ăn trở thành ẩm thực, ngon miệng, tạo hình đẹp, đa dạng cách chế biến, nguyên liệu,… Tuy vậy cũng tồn tại một số những ý kiến phê phán. Vì theo chủ trương của Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) thì theo đó, ăn chay đồng nghĩa là khởi tâm thanh tịnh, tôn trọng tất thảy các sinh mạng, ăn chay cũng là một cách tu hành, mà đã tu hành thì không khởi tâm thèm muốn. Quý vị còn muốn ăn ngon, muốn được hưởng thụ, làm khô gà giả thịt, thịt bò, cá giả, chả viên,… vừa để hưởng thụ cái sự ngon miệng sao cho khác lạ với những thực phẩm quý vị đã quá quen thường ngày, vừa tạo hình thật giống, hương vị cũng na ná để quên đi cảm giác thèm thuồng dòng thực phẩm mặn. Đối với những người ăn chay theo ngày, mỗi tháng quý vị có thể ăn từ 4 đến 8 ngày hoặc hơn, nhưng khi thường ngày đã ăn mặn, đến ngày chay vẫn ăn thức ăn giả hình liệu có phải vẫn chưa nhất tâm? Còn những Phật tử ăn chay trường, đôi khi đi ăn “cỗ” chùa cũng ăn những món đó, có bị coi là tu hành chưa tinh tấn?

Có rất nhiều những luồng ý kiến xoay quanh việc ăn chay sao cho đúng và tôn việc ăn chay trở thành một trường phái ẩm thực của đạo Phật. Lẽ đương nhiên khi cuộc sống tốt hơn, trải nghiệm cũng sẽ đa dạng hơn, miễn sao tâm không động thì ăn gì, uống gì miễn không phạm ngũ điều, không đoạn tuyệt sinh mạng của vật khác là được. Đó cũng là một ý kiến được nêu ra.

Hiện nay, ngoài một số nơi, một số quốc gia theo trường phái Nam tông (Ấn Độ, Thái Lan) Phật giáo vẫn còn lưu lại truyền thống khất thực, thì giữa nhịp sống hiện đại đa phần các chùa trường phái Bắc tông (Trung Quốc, Nhật Bản) lại được các Phật tử hay người dân công đức, cúng dường các loại đồ ăn, hoặc tự canh tác để thu về thực phẩm. Theo đó, khi Phật còn tại thế, cách ăn duy nhất của Tăng ni là khất thực, không đòi hỏi, của bố thí là gì cũng hoan hỉ nhận lấy. Tuy nhiên cần hiểu rõ, như vậy không phải Phật và các đệ tử của Ngài ăn mặn, là làm trái với đạo, xâm phạm ngũ giới. Đức Phật và các đệ tử của Ngài đang trong quá trình khởi nguyên truyền đạo, nhiều người dân lúc đó còn chưa biết tới Pháp tới đạo Phật và mặt bằng chung dân trí cách đây hơn 2500 năm là còn sơ khai, vậy nên họ chưa ý thức được việc ăn chay hoàn toàn như sau này đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Tiếp theo, đức Phật nhận phẩm cúng dàng hay bố thí, đều hoan hỉ nhận lấy, các đệ tử của Ngài cùng ngài hóa duyên để truyền đạo đồng thời nhận của bố thí để nạp năng lượng, duy trì sinh mạng tiếp tục truyền bá. Vậy nên “ai cho gì ăn nấy”, không đòi hỏi, vì đòi hỏi nghĩa là động tâm, tâm động thì chưa tu. Mặt khác, hóa chay là một cái duyên còn đối với thực phẩm mặn, Phật cùng các đệ tử dù có ăn cũng không tham luyến hương vị, thèm thuồng hay thấy ngon miệng, chỉ đơn giản là ăn để sống.

Bài liên quan

Quay trở lại với 2 trường phái, Do có sự khác biệt trên nên giới luật cho Tăng Ni thuộc hai truyền thống cũng có điểm giống và khác nhau. Hai truyền thống đều có giới liên quan đến việc sát sanh - hành động trực tiếp sản xuất ra thịt. Hai truyền thống đều có giới không được uống rượu và các chất làm say người. Về sự khác nhau, bên Nam tông được ăn thịt nhưng thịt ấy có được phải từ nguồn không thấy, không nghe, không nghi gọi là tam tịnh nhục. Ngoài ra, Phật cũng thuyết là không được dùng 10 loại thịt gồm thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, hổ, beo, gấu, và chó sói; nếu ăn thì phạm tác ác (dukkata). Ngược lại, bên Bắc tông, ngoài lý do truyền thống văn hóa, còn có giới Bồ-tát quy định không ăn thịt. Giới thứ nhất trong 10 giới trọng là giới sát sanh thay vì giới giết mạng người như phần giới Thanh văn của Tỳ-kheo. Ở phần 48 giới khinh, các giới thứ 2, 3, 4 quy định rõ không uống rượu, ăn thịt và ăn ngũ tân theo thứ tự. Về cách được thức ăn, trong Tỳ-kheo giới kinh của Bắc tông có các giới 29, 34, 40 thuộc 90 tội đọa.

Ăn chay “ẩm thực” theo lời Phật dạy

Theo đao Phật, mọi hành động cần nên xuất phát từ tâm từ bi, vô ngã. Không bám víu vào bất cứ một tâm nào, dù đã hình thành hay chưa, dù là thiện huống chi bất thiện. Mục đích ăn uống là để tiếp năng lượng cho cơ thể, lợi dụng năng lượng để tiếp tục sống, từ sống mới có thể tu tập và thành đạo, hướng về giác ngộ tiếp đó chứng quả niết bàn. Do đó tham đắm vào thèm muốn cũng được xem như là vướng vào 1 trong 5 món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) làm cản trở.

Ngày nay, được biết có rất nhiều trường phái được cho là ăn chay, tùy theo ý niệm của người đề xướng ra chúng.

-  Có trường phái ăn thuần chay: chỉ ăn rau, hoa quả, cơm gạo, thậm chí các loại gia vị ngũ tân (hành/hẹ, tỏi, kiệu, ớt, gừng) cũng đều kiêng. Đó là ăn chay thuần túy.

-  Một số người trẻ cho rằng họ còn cần năng lượng để lao động, cho não bộ có protein nên họ phát tâm ăn chay, nhưng xin phép được sử dụng trứng gà công nghiệp, sữa.

-  Hay đối với những người trung niên, cuộc đời về trước tất bật nay được biết pháp cũng mở tâm quảng đại, tôn trọng chúng sinh. Lớp này thường ăn chay ngày, các đồ chay có phần đa dạng hơn. Có người quan niệm ăn các động vật thân mềm (ngao, hến) do chúng không có ý thức vẫn có thể xem xét.

-  Hay trong các đạo khác, điển hình là Thiên chúa, họ cũng có quan điểm ăn chay có thể ăn tôm, cá, trứng,… trừ thịt của các động vật có máu nóng

-  Hay những người lại cho rằng, ăn chay chỉ nên uống nước, ăn hoa quả. Tiêu cực nhất chính là tuyệt thực ăn gió uống sương.

Dù cho quý vị có cách ăn chay thế nào, việc quan trọng nhất chính là chú ý đến sức khỏe. Các vị cần liên tục duy trì năng lượng, nạp vào cơ thể để có sức lực. Có sức lực mới có thể tiếp tục sống, tu hành mới có cơ hội tinh tấn.

Về thái độ khi ăn, trong kinh Jivaka thuộc kinh Trung bộ, Đức Phật dạy: Tỳ-kheo biến mãn hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới với tâm có lòng từ và an trú; tâm câu hữu với quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Khi đó, vị ấy sẽ không nghĩ: “Thật tốt lành thay, người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy.” Vị ấy thọ dụng các món khất thực với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly…Và do đó, Tỳ-kheo ấy, trong thời gian ấy không có nghĩ đến tự hại, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai. Hơn nữa, Đức Phậtcòn dạy: “Này Jivaka, người nào vì Như Lai hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức”(7). Như vậy, Đức Phật không ủng hộ việc giết hại sinh vật vì Ngài hay đệ tửcủa Ngài. Thái độ của một vị Tỳ-kheo khi ăn là không được tham đắm món ăn thượng vị, không tỏ ý chê bai hay chán ghét món ăn không hợp khẩu vị, và quan trọng là phải an trú trong khi ăn và nhận biết rõ nó. Đó cũng là một cách thực tập thiền vậy.

Thời gian dung chay

Theo đó, có những người ăn chay trường, quanh năm suốt tháng. Đó là những nhà tu hành,các bậc thiền sư còn đối với Phật tử đặc biệt là Phật tử tại gia, tục gia đệ tử thì thường ít hơn. Họ phát tâm quảng đại, yêu thương tất thảy chúng sinh, tôn trọng toàn bộ sinh mạng và quyền sống của chúng, nên phát tâm như vậy và làm theo nghiêm ngặt, chỉnh tề. Trong cách ăn cũng không vội vã mà biểu lộ tướng xấu. Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu, cốt là để tôn trọng thực phẩm, thành quả lao động và không phung phí.

Những người ăn chay ngày, phát tâm mỗi tháng 2 lần, 4 lần, 8 lần,… cũng đều đáng trân quý. Bởi ngoài việc tham tập tu đạo, họ cũng đã có tâm hướng tới chúng sanh. Gieo hạt giống bồ đề cho nhiều kiếp sau, đạt thành chánh quả. Ăn uống những ngày chay tùy hỉ phát tâm, thực phẩm những ngày này tùy quý vị chọn lựa, có thể giả thịt sao cho ngon miệng. Bởi lẽ quý vị hãy còn chưa quen, những ai quyết tâm hơn thì ăn rau, uống nước. Nhưng quan trọng nhất là luôn nhất tâm, ăn chay và tu tập thật tốt, biểu dương công đức trong tâm khảm của mình. Cách ăn cũng nên điềm đạm, không nên phô trương, nhiều người thường có ý biểu lộ việc mình dùng chay cho người khác biết, đối với ai ăn chay trường là một cách khước từ những người có ý hoặc không biết. Còn với đệ tử dung chay ngày, chẳng nên suy nghĩ tính bàn.

Lời kết

Tựu chung lại. Nội hàm chân chính của việc dung chay chính là phát tâm quảng đại, tôn trọng chúng sinh. CŨng là làm pháp, mở pháp, gieo mầm thiện và cũng để tuyên dương, thông qua đó cũng làm cho người khác ý thức được công đức to lớn của việc ăn chay.

Nhưng xã hội hiện đại nên cũng có nhiều tư tưởng mở hơn, quý vị chỉ cần tâm niệm về cách ăn và tâm ăn của mình sao cho xa lánh tâm thèm muốn. Nên tùy hỉ mà quý vị dung chay, món chay, cách ăn chay sao cho phù hợp. Việc dung chay giả mặn cũng không nên quá đặt nặng, như đPhaatjhaatj xưa kia, có gì ăn đó.

Đặc biệt trong việc ăn, nên nhớ rõ. Ẩm thực là tinh hoa cũng là trăn trở của loài người. Với người nghèo là cách ăn, với người giàu là ẩm thực. Người nghèo ăn để sống, người giàu ăn hưởng thụ. Nên khi dung chay hay mặn cũng tuyệt nhiên tiết kiệm, trân trọng, không nên để lãng phí mà gây nghiệp hoang tàn.

Duy Anh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ăn chay tốt cho sức khỏe ra sao?

Thuần chay 11:21 25/11/2024

Nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, trong đó có đem đến lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát chỉ số cholesterol.

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

Thuần chay 16:50 22/11/2024

Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.

Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe

Thuần chay 13:30 21/11/2024

Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.

7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe

Thuần chay 16:40 20/11/2024

Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.

Xem thêm