Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hiểu biết đúng về nghiệp báo và nhân quả

Nhân quả, nghiệp và luân hồi có nhiều mối tương quan mật thiết tác động qua lại lẫn nhau làm nên đời sống con người và vạn hữu. Dưới góc nhìn tín ngưỡng dân gian thì nhân quả, luân hồi người ta dễ cảm nhận hơn là pghiệp lực trong giáo lý đạo Phật.

Nghiệp và nhân quả là một trong hai lý thuyết cơ bản của Đạo Phật.

Nghiệp báo, nhân quả là gì?

Nghiệp theo chữ Phạn là Kamma, nghiã là hành động từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm, tất cả đều sinh bởi ý muốn, có tác ý; do đó nghiệp là tư tưởng, lời nói, việc làm có tác ý, nếu không có ý muốn sẽ không có nghiệp.

Báo là trả lại, kết quả, như trả ân, báo phục. Ví dụ: Ân trả ơn, oán báo thù.

Nhân là hột giống, mất đi tái lại, theo cũ lập lại.

Quả là hậu quả của ý nghĩ, lời nói, hành động. Nghiệp ví như cái nhân cái hột, qủa ví như mầm, cây, lá, hoa, trái; tất cả những hành động từ thân, khẩu, ý đều tạo nghiệp; tuy nhiên, những hành động không thiện không ác không tạo nghiệp, và những hành động không tác ý, không có ý muốn cũng không tạo nghiệp.

Bài liên quan

Nghiệp báo - nhân quả thuộc về tâm thức, nó vô hình không thấy được, nhưng nó điều khiển cả vật chấtlẫn tinh thần; nghiệp quả trong phạm vi vật chất như giàu nghèo, thọ yểu v.v…; trong phạm vi tinh thần như vui sướng, buồn khổ, v.v...

nghiep bao nhan qua la gi

Nhiều Phật tử đều tìm hiểu khái niệm nhân quả nghiệp báo là gì

Một nghiệp tốt mang lại kết quả tốt, có thể ở kiếp hiện tại hay ở kiếp tương lai. Cũng vậy, một nghiệp xấu mang lại kết quả xấu, ở ngay kiếp này hay ở kiếp mai sau; muốn thoát khỏi luân hồi, phải thoát khỏi nghiệp báo nhân quả. Muốn thoát khỏi nghiệp quả, phải từ bỏ nghiệp xấu, muốn từ bỏ nghiệp xấu phải trừ hết ái dục, ái dục là vi tế ngủ ngầm của tham sân si, tức là sạch hết “Vô minh”, sạch hết vô minh tức được giải thoát.

Bài liên quan

Có người chủ trương quá mức rằng dù có ý muốn hay không, dù có tác ý hay không, khi đã gây tội, đều có tội ngang nhau không hơn không kém. Lập luận này đưa đến sự phi lý. Họ đưa ra quan điểm lý luận rằng như khi một người vô tình chạm tay vào lửa và một người cố ý cho tay vào lửa đều bị cháy bỏng như nhau.

Lập luận này không đúng.

Nếu một bào thai vô tình quay đạp trong bụng làm cho người mang thai đau đớn, cũng có tội hay sao? Hoặc giả một người lái xe vô tình gây tai nạn làm chết người khác, tội cũng ngang với kẻ giết người hay sao? (còn tiếp)

+ Kiến thức dễ hiểu vs lợi lạc về Phật giáo cho bạn

Thiện Đức (biên tập)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm