Nghĩa của từ "quang lâm" là gì

Ý nghĩa của từ "quang lâm" thường dùng trong nhà Phật.

Hỏi: Trang Phatgiao.org.vn thường hay dùng từ "quang lâm" khi nói về một sự kiện có người nào đó đến thăm. Vậy cho con hỏi "quang lâm" là gì?

(Nhật Minh, Hà Tĩnh)

Đáp: Nghĩa của từ "quang lâm" :

光臨

quang lâm   

1. Tiếng tôn xưng khách tới thăm.

☆Tương tự: “quang cố” 光顧. ◇Lí Ngư 李漁: “Nhị vị thư thư, nhất hướng bất kiến, kim nhật vị hà sự quang lâm?” 二位姐姐, 一向不見, 今日為何事光臨 (Thận loan giao 慎鸞交, Cự thác 拒托) Hai vị thư thư, từ trước tới nay không gặp, hôm nay vì sao lại hạ cố đến đây?

2. Quân lâm, thiên tử.

3. Vinh dự tới. ◇Từ Lăng 徐陵: “Quang lâm phụ mẫu” 光臨父母 (Hiếu nghĩa tự bi 孝義寺碑) Vinh dự tới cha mẹ.

Nghĩa của từ

Ảnh: Đức Dala Lama quang lâm Chùa Tochoji Nhật Bản ngày 22.11.2018

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng:

Tới và đem ánh sáng tới. Tiếng tôn xưng người trên tới thăm mình.

Bài thơ sau đây có từ "quang lâm":

Bảo Nghiêm tháp

Cửu tằng ỷ Hán trúc kiên lao,

Vạn cổ linh tung Phật cốt thao.

Hiểu nhật quang lâm Khuê hoạt động,

Dạ phong xuý khởi đạc thanh cao.

Tam ma địa thượng trâm thương ngọc,

Na xá thành trung dũng bạch hào.

Nhất tiếu vô ưu trang thất bảo,

Long xà đôi trác dịch dân lao.

Dịch nghĩa

Chín tầng dựa vào Ngân Hán, kiến trúc vững vàng,

Dấu thiêng muôn thuở, nơi cất dấu hài cốt Phật.

Ánh sáng ban mai rọi vào, nét sao Khuê như rung động,

Gió đêm thổi đến, tiếng mõ vang vang.

Trong Tam ma cắm chiếc trâm ngọc xanh,

Nơi Na xá dựng ngọn bút trắng.

Cười cho sự vô lo, đem thất bảo điểm tô lên tháp,

Chạm trổ rồng rắn làm dân phải mệt nhọc.

Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập III), NXB Khoa học xã hội, 1978 

 > Hỏi đáp của bạn về Phật giáo một cách dễ hiểu

BBT Phatgiao.org.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm chủ căn tai để tâm thanh tịnh sáng suốt

Phật giáo thường thức 11:03 17/03/2025

Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh, những lời hằn học, ác độc, khích bác lẫn nhau. Cho nên, ta phải biết huân tập vào mình những âm thanh tốt đẹp và không chất chứa những âm thanh hỗn tạp thì tinh thần mới an ổn, nhẹ nhàng, mà nói và làm vì lợi ích cho mình và người.

Bồ-tát Quán Thế Âm - huyền thoại và lịch sử

Phật giáo thường thức 10:14 17/03/2025

Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu trưng của tình thương, che chở và cứu giúp, gọi là từ bi. Khi trong ta có từ bi, vậy là Bồ-tát đang có mặt trong ta, ta chính là một phần hóa thân của Bồ-tát. Ngài còn biểu trưng cho hạnh lắng nghe. Nghe tiếng đau khổ, lo toan, sợ hãi… của mọi người và mọi loài.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc "vái tứ phương"?

Phật giáo thường thức 09:48 17/03/2025

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo