Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/05/2023, 08:15 AM

Cái chết có đáng sợ không: Triết lý Đạo Phật về cái chết (2)

Theo Đạo Phật, không có kiếp sống đầu và kiếp sống cuối cùng của chúng ta trên thế gian này. Nếu bạn làm điều thiện với lòng tin tưởng, bạn sẽ có một kiếp sau tốt đẹp hơn.

Audio

Cái chết có đáng sợ không?

Danh thơm còn mãi 

Đức Phật dạy: "Thân xác của con người tuy thành tro bụi nhưng danh tiếng của họ vẫn còn". Ảnh hưởng của kiếp trước đôi khi rất sâu và mạnh hơn ảnh hưởng của thân xác đang sống với một số khả năng hạn hẹp. Đôi khi chúng ta cảm nghĩ và hành động theo tư tưởng của những người mà xác thân đã thành tro bụi. Tư tưởng đó rất quan trọng trong mỗi hành động của chúng ta.

Mỗi người sống là một phần thân xác của tổ tiên đã khuất. Trong ý nghĩ này, chúng ta có thể cho rằng những bậc anh hùng thời đại, những triết gia vĩ đại, các hiền triết, những thi nhân và nhạc sĩ của mỗi dân tộc đang sống với chúng ta. Vì chúng ta liên hệ đến những liệt sĩ và những nhà tư tuởng trong quá khứ, chúng ta có thể chia sẻ những tư tưởng khôn ngoan, những lý tưởng cao quý, và cả đến âm nhạc bất diệt qua nhiều thời đại. Dù rằng thân xác đã chết, nhưng ảnh hưởng của họ vẫn còn. Xác thân chẳng là gì cả, nó chỉ là sự tổng hợp trừu tượng, một hỗn hợp luôn luôn thay đổi của các thành phần hóa học Con người phải hiểu rằng đời sống của mình như một giọt nước trong một con sông đang chảy và nên vui vẻ đóng góp một phần của mình cho dòng sông cuộc sống.

Không hiểu rõ bản chất của đời sống, con người sẽ bị chìm đắm trong vũng bùn ngu muội của thế gian và rên rỉ khóc than. Nhưng khi hiểu được thực chất của mình, con người sẽ từ bỏ tất cả những cái tạm bợ và tìm trạng thái Vĩnh Cửu. Trước khi đến trạng thái Vĩnh Cửu, con ngưòi phải đương đầu với cái chết này đến cái chết khác. Vì cái chết không nghĩa lý gì, con người không nên ngăn chặn sự tiếp diễn không ngừng cái vòng sanh tử.

Theo Đạo Phật, không có kiếp sống đầu và kiếp sống cuối cùng của chúng ta trên thế gian này. Nếu bạn làm điều thiện với lòng tin tưởng, bạn sẽ có một kiếp sau tốt đẹp hơn. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy bạn không muốn tái sanh mãi mãi, và muốn đi đến cứu cánh đó, bạn phải cố gắng phát triển tâm trí, loại bỏ mọi tham dục và tinh thần ô trược.

'Cái chết sẽ mang con người đi khỏi dù người đó cố bám lấy con cái và của cải, giống như một trận lụt lớn cuốn sạch cả ngôi làng đang ngủ'.

"Cái chết sẽ mang con người đi khỏi dù người đó cố bám lấy con cái và của cải, giống như một trận lụt lớn cuốn sạch cả ngôi làng đang ngủ".

Triết lý đạo Phật 

Một vị Thánh cao thượng đã đạt đến mức toàn hảo không khóc than khi những người thân và những người gần gũi qua đời vì Ngài đã hoàn toàn quét sạch hết mọi cảm xúc. Ngài A Na Luật, một vị A La Hán, không khóc than khi Đức Phật qua đời. Tuy nhiên Ngài A Nan lúc đó chỉ là một Tu Đà Hoàn mới đạt được quả vị thứ nhất trong các bậc Thánh, đã không kìm giữ được khóc than. Các tỳ kheo than khóc phải nhớ quan điểm của Đức Phật về những hoàn cảnh có bản chất như vậy:

"Ông A Nan! Có phải Đức Phật đã dạy chúng ta rằng những gì sanh ra, những gì tồn tại và những gì duyên hợp đều đi đến tan rã (Thành, Trụ, Hoại, Diệt)? Đó là tính chất của duyên hợp. Khi duyên hợp xuất hiện rồi lại mất đi - có thành thì phải có hoại - Và khi những duyên hợp đó hết, Tịch Tịnh hiện tiền".

Những lời dạy trên đây mô tả nền móng cấu trúc của Triết Lý Phật Giáo.

Nguyên nhân của khổ đau 

Nguyên nhân của các buồn phiền và khổ đau là do Luyến Ái dưới mọi dạng thức. Nếu chúng ta muốn tránh khổ đau, chúng ta phải bỏ luyến ái - không phải chỉ luyến ái người mà luyến ái của cải nữa. Đó là sự thực căn bản, là bài học mà cái chết dạy ta. Luyến ái cung cấp cho chúng ta nhiều thứ để thỏa mãn cảm xúc của chúng ta, và dẫn ta vào con đường trần tục. Nhưng cuối cùng luyến ái trở thành nguyên nhân của đau khổ. Nếu không học điều này, cái chết có thể tấn công và khủng bố chúng ta. Sự kiện này đã được Đức Phật soi sáng rõ ràng. Ngài dạy: "Cái chết sẽ mang con người đi khỏi dù người đó cố bám lấy con cái và của cải, giống như một trận lụt lớn cuốn sạch cả ngôi làng đang ngủ".

Lời dạy này ngụ ý là nếu ngôi làng đó tỉnh thức và cảnh giác thì có thể tránh khỏi sự tàn phá của lũ lụt.

Ai cũng phải chết 

Chúng ta hãy nghiên cứu Đức Phật giải quyết vấn đề cho hai người, vì luyến ái mà cái chết làm cho đau khổ. Một người là Bà Kisagatomi. Đứa con trai duy nhất của bà ta bị rắn cắn chết. Bà ta bồng đứa con trai chết đến cầu cứu Đức Phật. Đức Phật bảo Bà hãy đem đến cho Đức Phật một vài hạt giống cải (mù tạc) của một gia đình không có ai chết, Đức Phật sẽ chữa cho. Nhưng Bà ta không thể tìm thấy một gia đình nào mà không có người chết. Tất cả các gia đình mà Bà đã đến thì không nhà nào là không khóc than hay đã khóc than về cái chết của người thân vào một lúc nào đó. Bà đã hiểu sự thực đắng cay: cái chết rất phổ biến. Cái chết giáng xuống tất cả mọi người và không chừa ai cả. Buồn đau là di sản đối với mọi người.

Một người khác được Đức Phật dạy là Patacara. Trường hợp của Bà này buồn thảm hơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, Bà mất hai đứa con, chồng, anh em, cha mẹ và tất cả của cải. Buồn đau đến mất trí, Bà đã lõa lồ chạy như điên như dại trên đường phố cho đến khi gặp Đức Phật. Đức Phật đã giúp Bà trở lại bình thường bằng cách giảng giải cho Bà nghe là cái chết là một hiện tượng tự nhiên của tất cả mọi người.

"Con đã đau khổ nhiều lần như thế này, chứ không phải lần này thôi, Patacara; con đã đau khổ nhiều lần trong những tiền kiếp của con. Đã lâu, con đau khổ vì cái chết của cha, mẹ, con cái và những người thân của con. Khi con đau khổ như vậy, nước mắt của con thật nhiều hơn nước ở biển cả".

Cuối cùng, Patacara nhận thức được cái vô thường của cuộc đời. Patacara và Kisagotami hiểu rõ cái khổ và cả hai đều cảm nhận được sự đau khổ của cái chết. Bằng cách hiểu sâu xa Đế Thứ Nhất của Tứ Diệu Đế về "khổ" thì ba Đế còn lại cũng hiểu được. Ngài nói: "Này các tỳ kheo, đây là khổ, nguyên nhân của khổ, đây là diệt khổ, và con đường dẫn đến chấm dứt khổ.

Năm uẩn 

Chết là sự tan rã của Uẩn. Những Uẩn này là thọ, tưởng, hành, thức, và sắc hay vật chất. Bốn nhóm đầu thuộc về tinh thần hay nama, họp thành đơn vị của thức. Nhóm thứ năm, rupa là vật chất hay vật lý uẩn. Sự phối hợp của tâm vật lý đó theo quy ước được đặt cho một cá nhân, một con người hay cái Tôi. Cho nên những cá thể hiện hữu như thế không phải là những cá nhân nào mà là hai thành phần cấu tạo cơ bản của tinh thần và vật chất, thành phần này là những hiện tượng hiếm. Chúng ta không coi năm uẩn là những hiện tượng mà là một thực thể vì lẽ do cái tâm tự lừa dối của chúng ta, do ham muốn bẩm sinh của chúng ta cho những thứ nói trên là của ta để thoả mãn cái Ngã quan trọng của chúng ta.

Chúng ta sẽ thấy được bộ mặt thật của sự vật nếu chúng ta chịu nhẫn nại và có ý chí . Nếu chúng ta quay vào nội tâm và quán chiếu bề sâu của tâm khảm, chú tâm và nhận xét một cách khách quan, không hề liên tưởng đến bản ngã trong một thời gian như Đức Phật dạy trong kinh Sati Patthana, chúng ta sẽ thấy năm uẩn, không phải là một thực thể mà mà một loạt các tiến trình vật chất và tinh thần. Rồi chúng ta không còn lầm lẫn cho cái bề ngoài là thật. Chúng ta sẽ nhìn thấy năm uẩn này phát sanh và biến đi liên tục nhanh chóng. Chúng luôn luôn biến đổi từng phút từng giây, không bao giờ Tĩnh mà Động, không bao giờ là Thực Thể mà luôn luôn Biến Hiện.

Chết chưa phải là một sự hủy diệt hoàn toàn của cái được gọi là chúng sanh.

Chết chưa phải là một sự hủy diệt hoàn toàn của cái được gọi là chúng sanh.

Tái sinh

Bốn uẩn hay thức và ba nhóm của yếu tố tinh thần (Thọ, Tưởng, và Hành), tạo thành Nama hay đơn vị của thức, biến chuyển không ngừng, nổi lên rồi biến đi không cùng một khuôn mẫu vì những khuôn mẫu đó cũng biến hóa luôn. Chúng phải lập lại ngay một nền tảng tự nhiên mới (Sắc) - một lớp vật chất tươi tốt như trước - để hoạt động điều hòa. Nghiệp quả hành động như một định luật, và định luật này điều khiển việc sắp xếp năm uẩn sau khi chết. Kết quả là "tái sanh".

Yếu tố và năng lượng

Tóm lại, sự phối hợp của năm uẩn gọi là sanh và sự hiện hữu của những uẩn đó được gọi là đời sống. Sự tan rã của chúng gọi là chết (tử), và sự tái phối hợp của những uẩn ấy gọi là tái sanh. Tuy nhiên, một người bình thường không dễ dàng gì hiểu được tại sao những cái gọi là uẩn đó lại có thể tái phối hợp. Chúng ta cần hiểu rõ bản chất của các yếu tố (năm uẩn), năng lượng tinh thần (hay sức mạnh tinh thần), định luật về nghiệp quả, và sự song hành của năng lượng vũ trụ (Khí) rất quan trọng. Một số người cho rằng cái chết là sự tan rã của năm uẩn và sau đó, chẳng còn gì tồn tại nữa. Có người lại cho rằng chết có nghĩa là sự chuyển tiếp linh hồn từ một thân xác này đến một thân xác khác; và với một số người khác nữa, chết là sự kìm giữ vĩnh viễn một linh hồn chờ đợi ngày Xét Xử.. Tuy nhiên với người Phật tử, chết chẳng là gì cả mà chỉ là tạm chấm dứt một hiện tượng tạm thời. Chết chưa phải là một sự hủy diệt hoàn toàn của cái được gọi là chúng sanh.

*Trích cuốn “Cái chết có đáng sợ không?”, tác giả: Hòa thượng K. S. Dhammananda; Thích Tâm Quang dịch.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đi tìm lõi cây

Kiến thức 16:17 27/04/2024

Ngày nay, khi đạo Phật ngày càng phát triển thì việc học Phật được quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Kiến thức 16:05 27/04/2024

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala

Kiến thức 15:00 27/04/2024

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Xem thêm