Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/08/2014, 15:45 PM

Cảm động hình ảnh sư Tịnh Quán tri ân mẹ

Với tâm niệm mang đến với mùa hiếu hạnh những cảm xúc chân thật, thành kính nhất của mỗi người, Chư ni chùa Đình Quán (Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã tổ chức đêm hoa đăng – văn nghệ chào mừng Đại lễ Vu Lan PL.2558 vào tối ngày 14/07/Giáp Ngọ (09/08/2014), trước khi Đại lễ Vu Lan chính thức diễn ra.

Bởi ý nghĩa tinh thần hiếu đạo đối với dân tộc không chỉ là khía cạnh luân lý đạo đức, mà còn là những rung cảm rất tự nhiên, chân thật tự đáy lòng của mỗi con người khi nhớ về những bậc sinh thành, vậy nên đạo Phật khuyến khích những chương trình văn hóa văn nghệ khơi dậy những giá trị nhân văn cao đẹp đó, bằng những lời ca tiếng hát đúng chính Pháp,có sức truyền cảm.

Chương trình hoa đăng kỉ niệm mùa hiếu đạo của chùa Đình Quán được tổ chức vào một buổi tối trăng sáng rạng ngời, bầu trời cao lồng lộng, khoảng sân thoang thoảng hương lan được chiếu sáng bởi ánh trăng, điều đó càng khiến đêm hoa đăng thêm thiêng liêng và huyền diệu.
 
Đêm ấy, ánh trăng rằm và ánh nến từ hàng trăm bông hoa đăng ngũ sắc giao hòa, thắp sáng trái tim những người con Phật, bằng ánh sáng của hiểu biết và thương yêu, để tâm từ hiển bày như trăng sáng đi qua những vầng mây vô minh để sáng soi cuộc sống.

Chia sẻ về ý nghĩa hoa đăng, Ni sư trụ trì Thích Tịnh Quán chia sẻ:

Hoa đăng đây là thể hiện cho trí tuệ, đây là một nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Chúng ta biết rằng, từ thời đức Phật còn tại thế, vua A Dục Vương từng tổ chức những buổi lễ phóng đăng cúng Phật, trong nước có một bà già nghèo đi ăn xin nên không đủ tiền mua dầu đèn cúng Phật, nhưng trong tâm bà luôn thao thức một niềm thành kính dâng đèn cúng Phật để cầu trí tuệ, vậy là bà đã ăn xin trong một ngày không biết là có được mấy xu, nhưng bà thành tâm mà nhịn ăn trong ngày đó để dành dụm tiền mua dầu đèn cúng Phật.
 
Thế là trong một đêm, biết bao cây đèn trong cung vua hết dầu, đèn đã tắt, nhưng chỉ còn một ngọn đèn của bà lão nghèo vẫn âm ỉ sáng suốt đêm, và đêm nào cũng sáng mãi như vậy. Và mọi người hỏi tại sao cái đèn đó không bao giờ tắt? Đức Phật đã dạy rằng : đó chính là lòng thành khẩn, tôn kính của bà già ăn xin dâng cúng lên Đức Phật.

Thông điệp từ những bông hoa đăng rực rỡ xếp dưới chân đức Quán Thế Âm Bồ tát trong đêm trăng rằm, đó là “ Hãy thắp sáng cửa sổ tâm hồn mình bằng ánh sáng của trí tuệ và từ bi, để ánh nhìn của mình không còn nhìn thấy ranh giới phân biệt giàu nghèo, tốt xấu của người, vì đến với chư Phật Bồ tát, mọi người đều bình đẳng như nhau về Phật tính”
 
Chính chân lý ấy đã khiến biết bao con người tìm lại được chính mình trong sự thoải mái, an lạc ở chùa. Tâm thái hoan hỷ ấy thể hiện bằng nghững lời ca tiếng hát rung động lòng người, ca ngợi tôn vinh ơn đức sinh thành & nuôi nấng của cha mẹ, trong chương trình văn nghệ chào mừng Đại lễ Vu Lan PL 2558 tại chùa Đình Quán.

Đêm văn nghệ chùa Đình Quán tối ngày 14/7 là sự giao thoa và thăng hoa của 2 nền văn hóa nghệ thuật đặc sắc giữa Việt Nam và Ấn Độ. Trong đêm trăng Rằm tháng 7, tại ngôi chùa thanh bình nằm ven đô có chất thôn dã của hương lan, những tiết mục cải lương, múa hát Quan họ đã làm sống lại trong tim những thế hệ đi trước về những hồi ức tốt đẹp của cuộc sống sau cây đa lũy tre làng từ ngàn xưa, cũng như nhờ vào những làn điệu dân tộc ấy, tâm hồn thế hệ trẻ dường như cũng được thưởng thức dòng sữa ngọt ngào trong lành, vì từ trong những lời ru thủa ấu thơ, những làn điệu dân gian ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người.
 
Một thoáng truyền thống Việt Nam được trở về với chương trình văn nghệ trong một ngôi chùa chốn đô thành, con người được sống chậm lại để thư giãn và chia sẻ niềm vui cùng tình thương đến với người thân của mình, để biết ơn hơn nữa công đức sinh thành cha mẹ đã mang chúng ta đến với cuộc đời được gặp gỡ và tu học Phật Pháp, để biết trân trọng mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương.

Và như thế, bao cảm xúc yêu thương hội tụ và lan tỏa trong khoảnh khắc Ni sư Thích Tịnh Quán tôn vinh người mẹ 94 tuổi của mình trước toàn thể đại chúng. Thầy chia sẻ rằng, dù tuổi tác của mẹ đã cao, nhưng đối với thầy, mẹ vẫn luôn là mẹ từ ngày xưa tần tảo và hy sinh nuôi  thầy thành Người.
 
Một người con dù đã xuất gia nhưng luôn coi trọng tình mẹ và gia đình, và luôn gần gũi kính trọng mẹ mình, cho thấy đạo Phật là đạo xuất thế gian nhưng không xa rời thế gian.

Vậy nên sự hiếu đạo đối với quan điểm nhà Phật không hẳn là sự báo hiếu hoành tráng bằng vật chất xa hoa, mà lòng hiếu thuận đôi khi chỉ là sự tinh tế quan tâm đến cha mẹ, làm cha mẹ ấm lòng và hạnh phúc, như trong giây phút mẹ của thầy được đón nhận những bông sen tươi đẹp từ Thầy cùng nhiều Phật tử trẻ, Thời gian như dừng lại vì đong đầy một niềm xúc động dâng trào.

Đêm hoa đăng văn nghệ mùa Vu Lan PL.2558 đã lắng đọng những cảm xúc khó quên trong lòng người.
                                                                         
Diệu Hòa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm