Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/09/2024, 10:50 AM

Căn bản phiền não của đời người là gì?

Thực hành Chánh pháp để tự chủ với những biến động của nội tâm và ngoại giới, chế ngự và làm giảm thiểu tham sân si chính là minh triết trong đời sống của những người con Phật.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến, sau khi đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn: Có bao nhiêu loại pháp, bạch Thế Tôn, khi khởi lên trong nội tâm một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy?

Thưa Đại vương, có ba loại pháp, khi khởi lên trong nội tâm một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy. Thế nào là ba? Tham pháp, sân pháp và si pháp khi khởi lên trong nội tâm một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy.

Ba pháp này, thưa Đại vương, khi khởi lên trong nội tâm một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 1, phần Người, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.164)

Giác ngộ là giải thoát khỏi tham sân si

435515828_1653485045461692_6559019246560874364_n

Lời bàn: 

Con người sống ở đời ai cũng mong muốn được hạnh phúc, an vui. Tuy vậy, đa phần trong chúng ta đều phải chấp nhận một thực tại của đời sống vốn dĩ vui ít, khổ nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những đau khổ, phiền muộn và bất an nhưng cội nguồn vẫn là do tham sân si dấy khởi và chi phối.

Tham lam, sân hận và si mê vốn là những thuộc tính cố hữu, gần như là bản chất của con người, vì thế kinh Phật gọi chúng là căn bản phiền não. Chỉ có từ bậc Thánh A la hán trở lên mới hoàn toàn đoạn tận, dập tắt tham sân si, còn hạng phàm phu chúng ta thì ai cũng bị chúng chi phối, nhiễu loạn. Chỉ sai khác ở chỗ là tùy căn tánh, nghiệp lực và nỗ lực tu tập của mỗi người mà bị tham sân si chi phối, làm tổn hại với những cấp độ khác nhau.

Khi tham sân si tạm thời lắng xuống, nội tâm tĩnh lặng đó là thời điểm mà chúng ta cảm thấy bình an, hạnh phúc nhất. Hạnh phúc và an vui đích thực chính là lúc ta có được sự an tịnh của tâm hồn. Những ai đã từng trải nghiệm với được mất, thăng trầm, vinh nhục… trong đời thì sẽ thấu hiểu điều ấy. Song, sự “ngủ yên” hiếm hoi của tham sân si chỉ có tính cách tạm thời, chúng sẽ bùng lên và đem đến bất an cho con người bất cứ lúc nào.

Do vậy, thực hành Chánh pháp để tự chủ với những biến động của nội tâm và ngoại giới, chế ngự và làm giảm thiểu tham sân si chính là minh triết trong đời sống của những người con Phật. Hạnh phúc đích thực của đời người không phải nhờ giàu có, danh vọng… thoả mãn ngũ dục nói chung mà chính là sự bình ổn của thân tâm khi tham sân si không còn chi phối.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024

Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Xem thêm