Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Thực ra phần nhục kế không cao quá, nhưng do từ xưa người ta tạc tượng, khắc, họa về Đức Phật khi tạc phần đỉnh đầu hơi cường điệu thêm chút và chồng thêm lớp tóc. Mà tóc của Ngài có hình xoắn ốc (xoay theo chiều kim đồng hồ) nên trông giống như búi tóc cao mà nhiều người lầm tưởng. Và nhiều khi người tạc tượng, họa sĩ vẽ Phật cũng không tìm hiểu, tưởng là Phật có mái tóc dài rồi búi lại trên đỉnh đầu. Do vậy cho nên có nhiều bức tranh vẽ đầu Ngài có búi tóc cao, còn cột thêm dây lụa hay vòng vàng nữa, trông thật là kỳ.

Ngày nay công nghệ kỹ thuật số phát triển, họ cho ra đời những phần mềm vẽ tranh (trí tuệ nhân tạo - AI). Điều đó cũng có mặt lợi (đẹp đúng) và đồng thời cũng có mặt hại (đẹp sai). AI cũng do con người lập trình, dùng thuật toán để phân tích, tổng hợp dựa trên những dữ liệu tranh ảnh đã lưu trong “bộ nhớ”... để vẽ ra những tác phẩm mới lạ theo ý người nhập lệnh. Mà con người còn có lỗi huống gì là máy móc, robot, AI.

Do vậy, nếu để ý thì thấy hiện nay có nhiều bức tranh vẽ AI về Đức Phật hay bị sai lầm, biến dạng. Cụ thể là những ngón tay dễ bị... 6 ngón, tóc búi cao, tai đeo khuyên...

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ

Hiện nay có nhiều bức tranh Đức Phật của "họa sĩ" AI hay bị sai lầm, biến dạng. Cụ thể là những ngón tay dễ bị... 6 ngón, tóc búi cao, tai đeo khuyên

Mong rằng quý Phật tử cẩn trọng hơn khi sử dụng hình ảnh về Đức Phật.

Nhuận Thường - Tuệ Đăng
(họa sĩ)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Những ràng buộc bên ngoài không ngăn được một tâm hồn tự do, giải thoát

Phật giáo thường thức 16:00 23/04/2025

Hỏi: Con thưa Sư ông làm sao để con được tự do trong cuộc sống. Con thấy đâu đâu cũng ràng buộc, cũng kiểm soát khiến con đau khổ và hoang mang vô cùng. Con nên làm sao đây?

Tạo nhân thì có quả

Phật giáo thường thức 14:00 23/04/2025

Hỏi: Người đã có phước mới được giàu sang, vậy tại sao trong số người giàu sang ấy vẫn có người ngu si, chết yểu, hoặc đui, điếc, ngọng, lịu v.v… (ngu, si, ám, á, gia hà phú). Trái lại, người vô phước mới nghèo nàn, vậy sao trong số những người này, vẫn có người thông minh, đẹp đẽ, trường thọ, v.v… (trí huệ, thông minh khước thọ bần).

Nhớ Phật nhớ tu

Phật giáo thường thức 12:38 23/04/2025

Chúng ta là con Phật, nhớ Phật thì phải nhớ tu. Người thời nay yếu đuối hơn người thời xưa trong việc tu hành. Người xưa có thể khắc phục, vượt qua mọi trở ngại khó khăn để thành tựu sở nguyện của mình. Cũng vấn đề như vậy nhưng chúng ta không gắng gỗ, không vượt qua được.

Không còn dính mắc vì đã thấu hiểu

Phật giáo thường thức 12:21 23/04/2025

Thưa Thầy con không còn vương vấn gì thế gian này nữa đâu, nơi mà chạm vào bất cứ thứ gì thì sau đó cũng chỉ thấy khổ đau.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo