Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/04/2023, 16:43 PM

Cẩn trọng khẩu nghiệp

Lời nói, có khi ấm áp như lửa, lúc lại sắc nhọn như dao; khi tạo phúc lành, lúc gây nên họa. Chúng ta, ai cũng nói chuyện, phát ngôn mỗi ngày. Nhưng việc nói gì, nói như thế nào sẽ tạo nên sự khác biệt.

Những người thật sự có bản lĩnh, chắc chắn sẽ biết cách cẩn trọng ngôn ngữ, cư xử nhẹ nhàng và hành động lịch thiệp. Đặc biệt, không bao giờ để mình vi phạm 4 vấn đề sau:

1. Khoe khoang bản thân quá đà

Sống ở đời, ai cũng cần có sự khiêm tốn khi làm việc, khiêm nhường để làm người. Bất luận bạn thành công đến đâu, dù có năng lực tốt mức nào, cũng đừng bao giờ khoe khoang khoác lác.

Đưa mình lên càng cao, chỉ khiến bản thân rơi xuống càng thấp. Cho nên làm gì, cũng nhớ thu mình nhỏ lại, học cách công nhận người khác, luôn luôn tự xét bản thân, mới mong có sự tiến bộ trong nhóm người ưu tú.

Ni sư Hương Nhũ nói về khẩu nghiệp: 'Tu cái miệng là tu được nửa đời người'

2. Kể lễ mâu thuẫn gia đình

Sống ở đời, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, gia đình nào cũng sẽ có những vấn đề nan giải riêng. Việc trong nhà mình thì đóng cửa sắp xếp, đừng dại dột đi khóc kể với người ngoài. Trong mắt những người buôn chuyện, vấn đề của gia đình bạn chỉ là một tin nóng. Họ sẽ thêm thắt phóng đại, rồi đưa ra đàm tếu trong các cuộc trà dư tửu hậu. Một khi tin xấu bị rêu rao, những lời bàn tán xôn xao kia sẽ khiến mâu thuẩn và những vấn đề trong nhà càng thêm trầm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn và người thân.

noi-nhung-loi-ac-khau-cay-nghiet-la-mot-trong-4-thu-khau-nghiep-ma-ta-can-phai-tranh

3. Cười nhạo khiếm khuyết người khác

Sống ở đời, ai cũng có những điều chưa hoàn mỹ, nên đừng bao giờ tự cho mình đặc quyền phán xét hay cười nhạo bất kỳ ai. Chê cười người khác, chỉ chứng minh bạn đang thiếu tu dưỡng. Hạ thấp đối phương, chỉ chứng tỏ bạn đang có vấn đề về phẩm hạnh.

Chỉ có sự tôn trọng, tiếp nhận và bao dung mới khiến người người muốn gần gũi và đối xử với mình bằng sự chân tình.

4. Bàn luận sau lưng thiên hạ

Sống ở đời, chúng ta không thể tránh khỏi việc bị kẻ khác nói xấu sau lưng, nhưng bạn hoàn toàn có thể là một người “nói không với việc bàn tán tốt xấu về người khác”. Những kẻ thích hý luận thị phi sau lưng, thường thuộc hạng ném đá giấu tay. Kẻ chuyên soi mói chuyện tốt xấu thiên hạ, ắt nằm trong tuýp người có tâm địa bất chính.

Trên đời này, chẳng có bức tường nào là không có gió lùa. Rồi cũng có ngày những lời bàn tán của bạn bị lan truyền, kết thành niềm oán giận, tổn hại lại chính bản thân mình. Cho nên làm gì, cũng nhớ cẩn trọng lời nói, tránh gây tổn thương cho người, tổn hại khẩu đức của mình và trở thành trò cười cho thiên hạ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm