Cảnh giới Niết Bàn trong Phật giáo
Cảnh giới Niết bàn trong Phật giáo là khái niệm để chỉ sự giải thoát khỏi vòng luân hồi. Trạng thái này thường chỉ đạt được sau khi đã chết. Quan điểm chung khi nói về trạng thái này thường là không còn đau khổ, từ bỏ những cái thú ở cõi trần.
Lời Phật dạy về dấu ấn 'chuyển Pháp luân' và 'thị nhập Niết bàn'
Về mặt xã hội, quan điểm này hướng con người đến những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều khó hiểu và gây ra nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề này.
Cảnh giới niết bàn là gì?
Niết bàn là cảnh giới tu hành cao nhất của kiếp người. Ở cảnh giới này, con người sẽ từ bỏ được mọi phiền não, vô minh. Trong tiếng Phạn, Niết bàn là Nirvana. Trong đó, Nir là xa lìa, ra khỏi và Vana là rừng, con đường quanh co. Ghép lại, ta có thể hiểu là rời khỏi khu rừng của vô minh.
Có khái niệm khác cho rằng Niết bàn là một địa điểm, không phải trạng thái. Tại đây, không thời gian không tồn tại, mà mọi thứ ngưng đọng vĩnh cửu. Tuy nhiên, nơi này lại nằm sâu trong tâm thức con người. Như vậy, muốn đến được nơi này thì vẫn cần phải thanh lọc tinh thần, không vọng động hay vương vấn ái dục.
Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Sự đồng thuận của các tôn giáo về con người
Đa phần các tôn giáo đều cho rằng con người gồm hai phần: xác và hồn. Trong đó, phần hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu, nên sẽ tái sinh vào cái thể xác mới. Duy chỉ có đạo Phật không cho rằng linh hồn là bất biến. Mục đích của Phật giáo luôn là hướng đến giải thoát, diệt trừ các dục vọng và cả cái tôi trong mỗi con người.
Trong các văn tự Ấn Độ cổ, có ghi chép nói về trạng thái đồng nhất linh hồn cá nhân với cái tổng thể của vũ trụ. Có thể hiểu rằng Niết bàn chính là cách gọi khác của khái niệm này. Theo đó, đạo Phật cho rằng vốn dĩ không thể miêu tả Niết bàn bằng lời lẽ của phàm nhân.
Sự giới hạn của ngôn từ khi nói về cảnh giới Niết bàn
Ngôn từ vốn được tạo nên từ tư duy con người, tiêu biểu là các chữ tượng hình. Tư duy của chúng ta lại gặp phải một thách thức rất lớn. Đó là không thể miêu tả được cái gì đang bao trùm cái tổng thể cũ mà ta đang biết. Ví dụ cụ thể nhất là câu hỏi cái gì ở bên ngoài vũ trụ.
Do đó, cách khả dĩ nhất chính là dùng các đối ngữ để miêu tả về các khái niệm ta không thể hình dung. Ở đây là nói về Niết bàn, một cảnh giới bao trùm tất cả và không tồn tại khổ đau, u mê của nhân loại. Đức Phật liên tưởng cuộc sống cũng như những ngọn lửa đang cháy trong bó củi. Theo đó, chỉ cần còn củi thì lửa vẫn cháy và ngược lại. Không có thêm củi, lửa sẽ tắt. Vậy lửa sẽ đi đâu khi hết củi? Câu trả lời là nó chỉ tắt đi mà thôi. Đây có lẽ là cách mô tả tính chất của cõi Niết bàn dễ hiểu nhất. Khi ai đó đã giác ngộ, ngọn lửa dục vọng trong tâm này sẽ tắt đi.
Làm thế nào để tiếp cận cảnh giới Niết bàn
Theo Đức Phật, chính vô minh khiến con người không thể tiếp cận với Niết bàn. Do đó, con người phải tiếp tự khắc chế được vô minh trong tâm, đi đến giác ngộ thì mới có thể tìm thấy Niết bàn. Ta phải hiểu rằng vạn vật đều là vô thường và vô ngã. Điều này có nghĩa là vạn vật luôn biến chuyển và không có bản chất mặc định của riêng nó.
Cứ thế, nếu còn chấp ngã thì sẽ còn trong luân hồi. Chỉ khi nào ý thức được lẽ vô thường và vô ngã thì mới gần Niết bàn thêm một bước. Suy cho cùng, mọi cách để tiếp cận Niết bàn đều phải bắt đầu từ tu tâm. Chỉ khi đó, ta mới duy trì được cái thiện tâm. Ta cũng không được hại người để rồi gây thêm nghiệp báo, trầm luân mãi trong vòng xoay luân hồi.
> Xem thêm video Tự tại trước khen chê:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm