Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/02/2020, 10:40 AM

Con đường dẫn đến niết bàn

Hành giả khi đạt đến tâm hoàn toàn an trụ, đương sự có thể chứng đắc năm phép Thần Thông: Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Túc Mạng Thông, Tha Tâm Thông, và Thần Túc Thông. Và cũng đừng nên tưởng nghĩ cho rắng các thần thông đó là điều thiết yếu cho việc thành tựu Thánh quả.

> Những lời dạy cuối cùng trước khi Đức Phật nhập Niết bàn

Làm thế nào để đạt tới cảnh giới Niết Bàn (Nibbàna)? 

Bằng cách thực hành Bát Chánh Đạo gồm có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Con đường duy nhất này tạo nên Giới, Định và Huệ. Đức Phật lược tóm con đường Trung Đạo của Ngài trong bài kệ dưới đây: 

“Chớ làm những điều ác, 

Nên làm việc lành 

Giữ tâm ý trong sạch 

Ấy, lời chư Phật dạy”. 

Đời sống của Tỳ Kheo hẳn nhiên giúp nhiều cho sự tiến bộ tinh thần, nhưng người cư sĩ vẫn có thể trở thành một vị A La Hán. Sau khi đạt tới tầng Thánh thứ ba, hành giả cư sĩ sẽ sống độc thân.

Đời sống của Tỳ Kheo hẳn nhiên giúp nhiều cho sự tiến bộ tinh thần, nhưng người cư sĩ vẫn có thể trở thành một vị A La Hán. Sau khi đạt tới tầng Thánh thứ ba, hành giả cư sĩ sẽ sống độc thân.

Giới là bước đầu tiên dẫn tới Niết Bàn. 

Bài liên quan

Không sát hại và gây thương tổn đến bất cứ chúng sanh nào, chúng ta nên có lòng từ bi thương xót tất cả, ngay đối với những sinh vật bé nhỏ nhất đang bò dưới chân mình. Không trộm cắp, hành giả nên chánh trực và thành thật trong mọi việc cư xử. Giữ gìn không tà hạnh, điều làm con người mất phẩm giá, hành giả nên trong sạch. Không nói dối, hành giả nên chân thực. Ngăn ngừa sự uống rượu nguy hại, khiến tâm trí xao lãng, hành giả nên tiết độ và chuyên tâm. 

Những nguyên tắc sơ đẳng của sự tu hành đạo đức trên là điều thiết yếu cho người đang đi trên con đường dẫn đến Niết Bàn. Vi phạm các điều ấy có nghĩa là tạo ra các chướng duyên trên đường đạo mà chúng sẽ gây trở ngại cho sự tiến tu của hành giả. Thọ trì các giới điều này là tạo sự vững chắc và tiến bộ thuận lợi trên bước đường tu tập. 

Hành giả, khi giữ gìn lời nói và hành động có thể tiến xa hơn trong việc cố gắng kiểm soát lục căn của mình. 

Khi hành giả tiến bộ từ từ và vững chắc trong việc kiềm chế được lời nói, hành động và lục căn, nghiệp lực của hành giả tinh tấn này thúc đẩy đương sự từ bỏ những dục lạc của thế gian và chấp nhận đời sống tu hành. Rồi hành giả sẽ nghĩ như thế này: 

“Đời sống tại gia là sào huyệt của tranh chấp, 

 Đầy dẫy những công việc vất vả và nhu cầu. 

 Nhưng cuộc sống của người xuất gia, 

 Là giải thoát và cao cả như bầu trời mênh mông”. 

Với tâm an trụ vào một điểm, bây giờ giống như một tấm gương đã lau chùi, hành giả có thể quan sát thế giới để nhận thấy chân tướng của vạn vật.

Với tâm an trụ vào một điểm, bây giờ giống như một tấm gương đã lau chùi, hành giả có thể quan sát thế giới để nhận thấy chân tướng của vạn vật.

Chúng ta không nên nghĩ rằng phải hướng cuộc đời mình trở thành một tu sĩ (Tỳ Kheo), hoặc sống ẩn dật mới có thể chứng đắc Niết Bàn. Đời sống của Tỳ Kheo hẳn nhiên giúp nhiều cho sự tiến bộ tinh thần, nhưng người cư sĩ vẫn có thể trở thành một vị A La Hán. Sau khi đạt tới tầng Thánh thứ ba, hành giả cư sĩ sẽ sống độc thân. 

Nhờ đứng vững chắc trên nền tảng của giới luật, hành giả bắt đầu thực hành trình độ cao hơn gọi là Định nhằm kiểm soát và tu sửa tâm mình , giai đoạn thứ nhì của con đường Thánh Đạo. 

Định là giữ tâm an trụ vào một điểm. Đó là sự hướng cho tâm tập trung vào một đề mục, hoàn toàn không suy nghĩ đến việc gì khác. 

Bài liên quan

Có nhiều đề mục tham thiền khác nhau, tùy theo tâm tánh của mỗi cá nhân. Sổ tức quán (đếm hơi thở) là pháp môn dễ nhất để giúp cho tâm định. Từ bi quán rất lợi ích vì nó tạo cho tâm hành giả có an lạc và hạnh phúc. 

Quán tứ vô lượng tâm - Từ, Bi, Hỷ và Xả là phương pháp rất đáng thực hành. 

Sau khi đã quan sát thận trọng đề mục tham thiền, hành giả nên chọn một nơi thích hợp nhất với tâm tánh của mình. Khi nơi chốn đã được thỏa đáng chọn lựa, hành giả nỗ lực kiên nhẫn tập trung tư tưởng cho đến khi đương sự hoàn toan say mê và thích thú vào điều ấy, nghĩa là tâm trí của hành giả không còn giữ lại bất cứ một ý tưởng nào khác. Lúc ấy tâm của hành giả có thể tạm thời bị quấy phá bởi các thứ phiền não (ngũ cái) như tham dục, sân nhuế (giận hờn), thụy miên (biếng nhác, mê ngủ), trạo hối (xao động nơi tâm) và nghi ngờ (chánh pháp). Nhưng cuối cùng, khi hành giả đạt đến tâm nhập định, sẽ cảm thấy niềm hỷ lạc vô biên trong Thiền Định, thọ hưởng sự vắng lặng và thanh tịnh của tâm an trụ. 

Phật Giáo, trong sự tinh khiết nguyên thỉ của nó, không nhắc đến lời phát nguyện của sự phục tòng; và không bao giờ mong cầu sự cứu giúp từ bàn tay của những người thế gian; nhưng nó đã bành trướng nhanh chóng kỳ diệu đến cùng khắp thế giới và đang còn là một tôn giáo có ưu thế đối với phần lớn nhân loại

Phật Giáo, trong sự tinh khiết nguyên thỉ của nó, không nhắc đến lời phát nguyện của sự phục tòng; và không bao giờ mong cầu sự cứu giúp từ bàn tay của những người thế gian; nhưng nó đã bành trướng nhanh chóng kỳ diệu đến cùng khắp thế giới và đang còn là một tôn giáo có ưu thế đối với phần lớn nhân loại

Hành giả khi đạt đến tâm hoàn toàn an trụ, đương sự có thể chứng đắc năm phép Thần Thông: Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Túc Mạng Thông, Tha Tâm Thông, và Thần Túc Thông. Và cũng đừng nên tưởng nghĩ cho rắng các thần thông đó là điều thiết yếu cho việc thành tựu Thánh quả. 

Mặc dù tâm hành giả lúc ấy đã thanh tịnh, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nơi đương sự khuynh hướng ham thích lạc thú, vì nhờ thiền định, những dục vọng tạm thời lắng dịu. Tuy nhiên, vào lúc bất ngờ nào đó, chúng có thể hiện khởi trở lại nơi tâm của hành giả. 

Bài liên quan

Cả hai Giới và Định đều hữu ích trong sự đoạn diệt những chướng duyên trên đường Thánh Đạo, nhưng duy nhất chỉ có Tuệ Minh Sát mới giúp hành giả nhìn sự vật đúng như thật và sau cùng đạt đến mục đích tối thượng bằng cách hoàn toàn diệt trừ hết mọi ái dục nhờ vào Định. Đây là tầng Thánh thứ ba và cuối cùng của con đường dẫn đến Niết Bàn. 

Với tâm an trụ vào một điểm, bây giờ giống như một tấm gương đã lau chùi, hành giả có thể quan sát thế giới để nhận thấy chân tướng của vạn vật. Bất luận hướng nhìn vào nơi nào, hành giả đều thấy ba đặc tánh Pháp Ấn - Vô Thường, Khổ và Vô Ngã hiện lên nổi bật và rõ ràng. Hành giả nhận thức rằng kiếp sống là luôn luôn biến đổi và mọi sự vật đều vô thường. Dù là ở cõi trời hay thế gian, hành giả không tìm thấy được hạnh phúc thực sự, vì mỗi hình thức của dục lạc là khởi đầu cho sự khổ đau. Do đó, cái gì vô thường là phải chịu đau khổ và và nơi nào sự biến đổi và khổ đau chiếm ưu thế thì không thể có linh hồn vĩnh viễn trường tồn. 

Phật Giáo chối bỏ hiệu quả của sự cầu nguyện, tế lễ và khuyên con người đừng nương tựa vào điều gì khác ngoài sự tinh tấn nỗ lực của chính mình để giải thoát.

Phật Giáo chối bỏ hiệu quả của sự cầu nguyện, tế lễ và khuyên con người đừng nương tựa vào điều gì khác ngoài sự tinh tấn nỗ lực của chính mình để giải thoát.

Trong ba Pháp ấn này, hành giả chọn cái nào thích hợp nhất và chuyên tâm khai triển Tuệ Giác theo chiều hướng đặc biệt ấy cho đến một ngày rực rỡ huy hoàng, ngày mà hành giả chứng đắc Niết Bàn và lần đầu tiên trong cuộc sống của mình đã đoạn diệt được ba Phiền Não: Thân Kiến, Nghi và Giới Cấm Thủ Kiến. 

Khi đạt tới trình độ này, hành giả đã chứng đắc quả Tu Đà Hoàn - là người mới bước vào dòng suối dẫn đến Niết Bàn. Nếu chưa đoạn diệt được hết các Phiền Não, hành giả sẽ còn phải tái sanh tối đa là bảy lần nữa. 

Bài liên quan

Do thành quả mới thoáng nhìn thấy Niết Bàn, hành giả tận lực cố gắng, thực hiện tiến bộ nhanh chóng và tu luyện Tuệ Giác sâu xa hơn để thành tựu quả vị Tư Đà Hàm bằng cách làm suy giảm thêm hai Phiền Não (Fetters) nữa là Tham Dục và Sân Nhuế. Hành giả được gọi đã chứng đắc quả Tư Đà Hàm vì Ngài chỉ còn tái sanh làm người một kiếp nữa, trường hợp nếu hành giả chưa đắc quả A La Hán. 

Đến khi thành đạt tầng Thánh thứ ba hay A Na Hàm, hành giả mới tận diệt hoàn toàn hai Phiền Não nói trên. Kẻ từ đó, hành giả không phải tái sanh vào cảnh giới người hay các cỏi trời dục giới nữa vì Ngài không còn ham muốn các thú vui dục lạc. Sau khi diệt độ, hành giả sẽ tái sanh vào cõi Tịnh Cư Thiên (Suddhavasa), một cảnh trời Phạm Thiên (Brahma) thích hợp cho đến khi Ngài chứng đắc quả A La Hán. 

Phật Giáo là một hệ thống không chấp nhận Thượng Đế theo ý nghĩa tây phương, nó phủ nhận có linh hồn nơi con người, và coi niềm tin vào sự bất biến như là điều sai lầm.

Phật Giáo là một hệ thống không chấp nhận Thượng Đế theo ý nghĩa tây phương, nó phủ nhận có linh hồn nơi con người, và coi niềm tin vào sự bất biến như là điều sai lầm.

Bài liên quan

Bậc thánh nhơn bấy giờ được khuyến khích bởi thành quả phi thường của những cố gắng, quyết tâm thực hiện bước tiến cuối cùng vá tận diệt hết những Phiền Não còn lại như Tham Sắc Giới, Tham Vô Sắc Giới, Mạn, Kiến Thủ Kiến và Vô Minh để trở thành một bậc Thánh hoàn toàn-đắc quả A La Hán. 

Vị A La Hán nhận thức rằng những điều gì phải làm đã làm xong, gánh nặng phiền não đã từ bỏ, tất cả những hình thức ái dục đều hoàn toàn tiêu diệt và đạo quả Niết Bàn đã viên mãn thành tựu. Bây giờ Ngài đạt tới mức tột đỉnh, cao hơn các cảnht rời, dứt bỏ mọi tham dục phiiền não và ô nhiễm của thế gian để chứng nghiệm hạnh phúc vô thượng của Niết Bàn (Nibbàna) và như các vị A La Hán thời quá khứ đã biểu lộ nguồn vui qua những dòng sau đây: 

“Thiện ý và trí tuệ phát sinh do cái tâm tu luyện, 

 Phạm hạnh cao quý nhất được xây dựng trên những giới điều tốt đẹp, 

 Điều này giúp con người trở nên thanh tịnh, chứ không phải chức vị hay giàu sang”

Và nhà khoa học T.H. Huxley đã bày tỏ: - “Phật Giáo là một hệ thống không chấp nhận Thượng Đế theo ý nghĩa tây phương, nó phủ nhận có linh hồn nơi con người, và coi niềm tin vào sự bất biến như là điều sai lầm. Phật Giáo chối bỏ hiệu quả của sự cầu nguyện, tế lễ và khuyên con người đừng nương tựa vào điều gì khác ngoài sự tinh tấn nỗ lực của chính mình để giải thoát. Phật Giáo, trong sự tinh khiết nguyên thỉ của nó, không nhắc đến lời phát nguyện của sự phục tòng; và không bao giờ mong cầu sự cứu giúp từ bàn tay của những người thế gian; nhưng nó đã bành trướng nhanh chóng kỳ diệu đến cùng khắp thế giới và đang còn là một tôn giáo có ưu thế đối với phần lớn nhân loại”. 

Trích: Phật giáo yếu lược

Người Dịch: HT. Thích Trí Chơn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm