Câu chuyện cái mền 20 năm của Sư Ông
Thời gian trôi qua đã lâu, nhưng lời nói của Sư Ông không bao giờ con quên được. Con cảm nhận rằng mỗi một lời Sư Ông nói ra, là bài pháp để dạy cho chúng ta sau này phải biết tiết kiệm và không hoan phí.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh: Một đời tu Tịnh Độ
Tôi nhớ một lần Sư Ông kêu tôi lên Tịnh thất dọn dẹp cái tủ bằng gỗ thông bị mối mọt ăn hết. Tôi soạn từng tờ giấy, những hộp giấy bìa các-tông cái nào cũng bị mối ăn. Tôi gom lại từng thứ dính đầy đất do mối gây ra. Tôi cầm lên một bịch ni-lông màu, bên trong có cái mền đã cũ rách dính đầy đất do mọt gỗ. Tôi nghĩ rằng cái mền này Sư Ông không sử dụng nữa. Sau khi quét dọn gom các thứ, trong đó có cái mền rách, tôi đem bỏ vào thùng rác trong khuôn viên chùa và đi nấu cơm trưa.
Khoảng 15 giờ, tôi lên Tịnh thất tiếp tục công việc. Bất chợt, Sư Ông hỏi: “Hoằng Khởi có thấy cái mền cũ của Ông để trong tủ bây giờ ở đâu không, lấy ra đưa đây cho Ông”. Tôi giật mình mồ hôi tuôn ra. Tôi suy nghĩ không biết từ lúc tôi đi bỏ rác đến lúc 11 giờ trưa, đến bây giờ đã gần 4 tiếng đồng hồ, không biết người ta lấy rác đổ chưa.
Tôi vội chạy xuống sân chùa không kịp trả lời Sư Ông. Thật là may mắn, khi nhìn vào giỏ rác vẫn còn nguyên. Vì hôm đó người ta không gom rác. Tôi vội vàng tìm trong giỏ rác kéo bịch ni-lông ra, cái mền cũ vẫn còn dính đầy đất cát, tôi phủi hết cát bụi, trở lên thất trình Sư Ông.
Sư Ông nhìn tôi và nói: “Ủa cái mền này trong tủ mà bây giờ Hoằng Khởi lấy đâu ra vậy?”Tôi thật thà thưa với Sư Ông: “Bạch Ông con nghĩ cái mền này quá cũ và rách rồi, chắc Ông không dùng nên con đem bỏ đi”
Sư Ông nhìn tôi mỉm cười và chậm rãi nói: “Đúng cái mền này đã quá cũ và rách. Vì ông đã sử dụng trên 20 năm. Tuy bây giờ ông không còn sử dụng để đắp nhưng có thể dùng để lau chân hoặc để dưới sàn kế bên giường ngủ. Khi bước chân xuống giường, đặt hai chân trên cái mền đó cho khỏi lạnh bàn chân. Đừng hoang phí đồ vật, vì đó là của đàn na tín thí người ta cúng. Người ta cực nhọc kiếm tiền để cúng chùa, cúng tăng ni. Mình phải nên tiết kiệm, ráng lo tu để đền ơn đàn-na thí chủ”.
Thời gian trôi qua đã lâu, nhưng lời nói của Sư Ông không bao giờ con quên được. Con cảm nhận rằng mỗi một lời Sư Ông nói ra, là bài pháp để dạy cho chúng ta sau này phải biết tiết kiệm và không hoan phí.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'
(Thị Giả Hoằng Khởi lược kể)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm