Câu chuyện một buổi chiều cùng Thiền sư Thích Thanh Từ
Hôm nay Thầy nhắc lại câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu”. Một hôm, đức Phật lên tòa mà không giảng nói gì cả. Ngài chỉ cầm cành hoa sen đưa lên, miệng hơi mỉm cười, rồi đưa mắt nhìn khắp. Nhìn cả chúng thấy không có gì lạ.
Ðến ngài Ca-diếp nhìn lại Phật mỉm cười. Ngay đó Phật mới nói rằng: Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm… nay giao phó cho ngươi.
Tụi con thấy, chỗ then chốt cuối cùng đức Phật tìm ra sau bao nhiêu năm khổ sở, nay nói thẳng trong chúng lại không ai biết. Cũng như bây giờ đối với mấy người mới tập tu, mình nói có tánh Phật, họ không tin, phải nói tu là làm lành, lánh dữ, tạo phước… họ mới hiểu. Ðức Phật thấy chỗ tột cùng rất gần gũi, thực tế, nhưng bây giờ nói sao cho người ta biết đây! Không thể nói được cái đó, buộc lòng phải nể tình chư thiên mà dùng phương tiện. Do đó Ngài mới dạy nhiều pháp. Các pháp thảy là phương tiện, nhưng cuối cùng đều trở về chỗ vắng lặng. Tâm an nhiên tịch tĩnh tức là không còn niệm khởi, là nhất tâm. Nhất tâm là vô tâm, vô tâm là không còn niệm nào hết. Tất cả pháp Phật dạy đều đi tới chỗ cuối cùng đó.
Ði theo lối phương tiện thì phải đủ bao nhiêu công hạnh, nên Bồ-tát phải đủ Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, xa lơ xa lắc. Còn đằng này đi thẳng, ngay đó nhớ là trở về giác, còn mê tức chạy theo tình thức, tạo nghiệp luân hồi. Nhớ trở về Tánh giác thì niệm không còn. Mà niệm không còn thì cái gì dẫn mình đi trong sanh tử.
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Một chữ xả
Trong bài Tín Tâm Minh, Tam Tổ cũng nói: “Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm” tức tín tâm không có hai, còn hai là đối đãi mất tín tâm. Còn Lục Tổ thì dạy “không nghĩ thiện, không nghĩ ác”. Vừa dấy niệm thiện ác là đi trong luân hồi. Ðơn giản vậy đó mà sâu xa vô cùng. Khi thấy được chỗ này rồi thì sống trong cái thật, bởi vì không ai là không có tánh biết, phải không?
Người thế gian có sống tức có cái biết, mà không bao giờ biết cái như thật của mình, chỉ biết theo cái bóng sanh diệt của họ. Do theo bóng sanh diệt nên hằng ngày tạo nghiệp luân hồi. Như vậy có đáng thương không? Mà thương họ bằng thương ai? Thương họ bằng thương mình, sao cũng ngu xuẩn bao nhiêu đời, phải không? Cái thật của mình đang có lại không chịu nhìn nhận.Tụi con nghĩ xem có ai ngu hơn là nhìn gương mà cứ nhớ bóng, không biết đến gương. Vậy mà hầu hết mọi người nhìn gương chỉ nhớ bóng. Soi gương coi có gì ở trong đó, bóng này bóng nọ bóng kia chớ không thấy gương đang trong trẻo như thế nào. Chúng ta đang sống mà quên mình. Quên mình là mê, là đi trong luân hồi sanh tử.
Do đó phải tỉnh táo, áp dụng ngồi thiền. Tuy ngồi thiền là còn kềm, còn cố gắng, nhưng nhờ vậy các thứ lăng xăng lặng hết. Lúc ấy tụi con mới nhận được cái thật. Mới thấy chuyện tu của mình không có gì là huyền bí thần thông cả, chỉ là đừng lầm mê cái hư giả, buông cái hư giả để trở lại chân thật, đó là gốc giải thoát sanh tử. Còn niệm thì tụi con không bao giờ giải thoát sanh tử.
Thường chúng ta hay nói làm lành là tốt. Ngày mai tụi con học kinh Kim Cang mới thấy dù làm lành bao nhiêu đi nữa cũng không bằng trì bốn câu kệ trong kinh. Ðó là để đánh tan cái chấp lầm cho cảnh là thật và vọng tưởng là thật. Biết những thứ đó chỉ là tướng giả tạm sanh diệt bên ngoài, là cái bóng không thật để mình sống với cái chân thật. Ðây mới là trên hết, là cứu kính tột cùng.
Thấy và hiểu được như vậy tụi con sẽ nắm vững đường tu. Nếu không hiểu vậy thì đối với đường tu tụi con còn mơ màng. Hổm rày có mơ màng không? Thôi bữa nay nhắc bao nhiêu đó để tụi con nắm vững chủ trương, đường lối của mình.
Trích “Phụng hoàng sách tấn 1” – Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm