Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/04/2021, 15:49 PM

Câu chuyện nhân quả về việc lãng phí thức ăn

Lãng phí thức ăn không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà còn gây áp lực nặng nề cho môi trường vốn đã phải chịu quá nhiều ô nhiễm.

Tại sao chúng ta không được lãng phí thức ăn?

Dưới đây là câu chuyện nhân quả đáng suy ngẫm về việc để lãng phí thức ăn:

Năm 1989, tôi gặp hai chị em Lý Lệ và Lý San ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Họ là hai cô gái rất đẹp và có tài năng vượt trội. Hai chị em cùng làm kinh doanh buôn bán, và sự nghiệp cũng vô cùng phát đạt.”

Mỗi ngày họ đều ăn uống linh đình với rất nhiều món cao lương mỹ vị. Ấy thế nhưng bản thân họ lại ăn rất ít, chỗ thức ăn còn thừa họ đều đem bỏ đi.

Không lâu sau, cô chị là Lý Lệ mắc phải bệnh ung thư vú và chết, còn cô em Lý San thì vô cùng đau buồn, ngày nào cũng khóc thương gọi chị.

Đến ngày Tết Trung Thu năm ấy, theo tục lệ dân gian địa phương, khi trăng tròn và sáng nhất, dưới ánh trăng mà ngủ gục trên chiếc bàn tròn thì người đó có thể âm dương tương thông, sẽ nhìn thấy người mà mình mong nhớ ngày đêm. Cô em Lý San đã làm theo và quả nhiên là cô đã đi xuống âm phủ.

Lãng phí thức ăn là một trong những việc làm tạo nghiệp lớn của con người mà chúng ta không hay biết.

Lãng phí thức ăn là một trong những việc làm tạo nghiệp lớn của con người mà chúng ta không hay biết.

Theo đường thông cõi âm phủ mà đi, Lý San nhìn thấy phía trước mình là chị gái Lý Lệ với mái tóc rối bời, trên người đầy thức ăn dơ bẩn, hình ảnh cho thấy chị gái cô vô cùng xấu xí. Rất đau xót, cô ôm cổ chị và hỏi: “Tại sao chị lại ở đây ăn những thứ đồ bẩn thỉu như thế này mà không đi về hướng Quỷ Môn Quan, hỏi Diêm Vương xem bao giờ được đầu thai trở lại nhân gian?”

Chị gái Lý Lệ với vẻ mặt tràn đầy tang thương vừa khóc vừa nói: “Đây là 4 thùng đồ ăn bốc mùi, là kết quả của việc khi ở nhân gian hai chị em chúng ta đã ăn thừa và đổ bỏ đấy. Mỗi lần đồ ăn thừa đổ đi, nó đều được tích vào trong cái thùng này. Đợi tới khi xuống quỷ môn quan, cần phải ăn hết chúng thì mới có thể được đi tiếp. Chị thấy rất nhiều người đã phải ở đây chịu thống khổ để ăn hết đồ ăn do chính mình lãng phí. Chị đã ở đây 10 năm rồi. Phần đồ ăn thừa của chị, chị đã ăn xong. Giờ chị đang ăn là phần đồ ăn lãng phí của em đấy. Trên thùng còn ghi mã số của em đây.” Lý San sau khi nghe song cũng cùng ăn với chị…

30 phút sau, hồn của Lý San trở về nhân gian. Khi tỉnh dậy, miệng của cô cũng phát ra một mùi hôi khó chịu, cô tự nhủ: “Từ giờ sẽ không lãng phí đồ ăn nữa.” Đồng thời cô còn đặt ra một quy định, ở công ty, ai để đồ ăn thừa sẽ phải đóng 10 tệ (33 ngàn đồng).

Mỗi người lãng phí 121 kg thực phẩm mỗi năm

Báo cáo Chỉ số Chất thải Thực phẩm năm 2021, từ Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và tổ chức đối tác WRAP, xem xét chất thải thực phẩm ở các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và gia đình, bao gồm cả thực phẩm và các bộ phận không ăn được như xương và vỏ.

Đây là báo cáo được thu thập, phân tích và lập mô hình dữ liệu về chất thải thực phẩm toàn diện nhất cho đến nay, đồng thời đưa ra phương pháp luận cho các quốc gia để đo lường chất thải thực phẩm. 152 điểm dữ liệu về chất thải thực phẩm đã được xác định ở 54 quốc gia.

Báo cáo cho thấy, ở hầu hết các quốc gia đã đo lường, không kể mức thu nhập, chất thải thực phẩm là đáng kể. Phần lớn chất thải này đến từ các hộ gia đình, nơi loại bỏ 11% tổng lượng thực phẩm. Dịch vụ ăn uống và cửa hàng bán lẻ lãng phí lần lượt là 5% và 2%.

Tính theo bình quân đầu người toàn cầu, 121 kg thực phẩm cấp cho người tiêu dùng bị lãng phí mỗi năm, trong đó ở hộ gia đình lãng phí 74 kg. Báo cáo cũng ước tính bình quân đầu người của khu vực và quốc gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm