Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/08/2020, 14:38 PM

Tại sao chúng ta không được lãng phí thức ăn?

Trong kinh Phật từng có câu để cảnh tỉnh con người: “Phật quan nhất lạp mễ, đại như tu di sơn; nhược nhân bất liễu đạo, phi mao đái giác hoàn". Vì vậy lãng phí thức ăn là một trong những việc làm tạo nghiệp lớn của con người mà chúng ta không hay biết.

Lãng phí thức ăn là đang hủy diệt môi trường

Chúng ta biết rằng thức ăn chính là nguồn sống không thể thiếu cho bất kì một cơ thể sống nào. Nó là chất dinh dưỡng, là năng lượng để chúng ta hoạt động mỗi ngày. Khác với quan niệm “ăn để sống” trước đây, cùng với sự phát triển của thời đại, thức ăn ngày càng phong phú đa dạng, được chú trọng cả về thành phần lẫn hình thức. Thói quen ăn hiện nay dần đã chuyển sang hướng ăn là để thưởng thức. Tuy nhiên, một hiện trạng đã xuất hiện và ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều người đó chính là sự lãng phí thức ăn. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà còn gây áp lực nặng nề cho môi trường vốn đã phải chịu quá nhiều ô nhiễm.

Lãng phí thức ăn không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà còn gây áp lực nặng nề cho môi trường vốn đã phải chịu quá nhiều ô nhiễm.

Lãng phí thức ăn không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà còn gây áp lực nặng nề cho môi trường vốn đã phải chịu quá nhiều ô nhiễm.

Quả báo nhãn tiền của việc lãng phí thức ăn

Ông José Graziano da Silva, Tổng giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc cho biết: “Trong các khu vực công nghiệp, gần một nửa số thực phẩm bị lãng phí, khoảng 300 triệu tấn thức ăn bị nhà sản xuất, hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng vứt bỏ hàng năm vẫn có thể dùng được. Sự lãng phí này còn nhiều hơn trong tổng sản lượng lương thực của châu Phi cận Sahara, đủ để nuôi sống khoảng 870 triệu người đói trên thế giới”.

Theo Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner, “Thế giới hiện nay là 7 tỷ người, lên đến 9 tỷ vào năm 2050, lãng phí thực phẩm không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế mà cả về khía cạnh môi trường và đạo đức”.  Bên cạnh những chi phí đầu vào như đất, nước, phân bón và sức lao động…, chất thải thực phẩm cũng tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sự lãng phí thức ăn đã và đang tác động đến môi trường như sau:

Lãng phí nước

Việc lãng phí thức ăn, vứt bỏ chúng là bạn đang lãng phí một lượng lớn nước ngọt nhất là đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Việc lãng phí thức ăn, vứt bỏ chúng là bạn đang lãng phí một lượng lớn nước ngọt nhất là đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Lãng phí thực phẩm chính là lãng phí lượng nước sử dụng để sản xuất ra nó.

Trên toàn cầu, lượng nước lấy từ nước mặt hoặc lấy từ nước ngầm sử dụng trong công – nông nghiệp của sản phẩm thừa là khoảng 250 km khối, tương đương với việc xả nước hàng năm của sông Volga, hoặc 3 lần khối lượng của hồ Geneva.

Việc lãng phí thức ăn, vứt bỏ chúng là bạn đang lãng phí một lượng lớn nước ngọt nhất là đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Song song với thói quan lãng phí của của con người thì thế giới hiện có 780 triệu người không được tiếp cận với nguồn nước sạch an toàn.

Tiến sĩ Pasquale Steduto của FAO cũng cho biết: “Trong tương lai nước sẽ là yếu tố hạn chế chính đối với việc sản xuất lương thực nếu chúng ta không chịu thay đổi các thói quen lãng phí của mình”.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người

Phát thải khí nhà kính

Lãng phí thực phẩm không chỉ gây phát sinh khí nhà kính trong quá trình phân hủy chúng mà còn thúc đẩy quá trình canh tác, sản xuất từ đó phát sinh CH4 và CO2 ở giai đoạn sản xuất nông nghiệp (trồng trọt), bao gồm các nguồn năng lượng sử dụng trên cánh đồng và không liên quan đến năng lượng như từ đất và vật nuôi.

Phát khí thải nhà kính liên quan đến quá trình chuyển đổi sử dụng đất: ước lượng rằng lượng phát thải khí nhà kính của quá trình sản xuất thực phẩm ít nhất khoảng 25% và có thể lên tới 40%.

“Dấu chân” carbon toàn cầu của thực phẩm thừa: Bao gồm cả chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ước lượng khoảng 3.3 tỷ tấn CO2 (năm 2007). Nếu xếp vào biểu đồ xếp hạng chất thải carbon, thực phẩm thừa sẽ đứng vị trí thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc (về lượng phát thải carbon) – theo số liệu thống kê năm 2012 – WRI. Lượng này gấp 2 lần tổng phát thải khí nhà kính của các phương tiện giao thông đường bộ của cả nước Mỹ năm 2010 (1,5 tỷ tấn CO2).

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Xem thêm