Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/08/2020, 14:31 PM

Câu chuyện Phật pháp "Bồ Tát đi giày trái": Hóa ra Bồ Tát luôn ở trong nhà

Xưa thật là xưa, có một gã đồ tể thô lỗ. Nhà gã chỉ có một bà mẹ già mà thôi. Khốn nỗi, gã đồ tể không hề quan tâm mẹ mình, thậm chí còn nhắm mắt làm ngơ nữa.

Báo hiếu người mẹ từng bỏ rơi mình lúc mấy ngày tuổi

Đạo tràng của Quán Thế Âm Bồ Tát nằm trên Núi Phật Tổ. Nhiều người truyền tai nhau rằng, Quán Thế Âm Bồ Tát thường hiện thân thuyết pháp ở đây.

Một lần nọ, gã đồ tể và bạn bè quyết định đi xem Bồ Tát.

Kẻ ở xa đến mong mỏi chuyến đi xứng công bỏ sức, hiềm nỗi, ai ai cũng bảo đã thấy Bồ Tát rồi, duy chỉ gã đồ tể chẳng nhìn thấy gì.

Bởi thường ngày hắn cũng vô cùng tôn kính Quán Thế Âm Bồ Tát, vậy nên bây giờ hắn thất vọng ghê gớm, tức giận vô cùng. Gã đồ tể nổi cơn tam bành hỏi người xuất gia trong chùa: “Này! Lão Hòa thượng! Cớ làm sao ta chẳng nhìn thấy Bồ Tát!”

Vị Hòa thượng cười từ bi mà rằng: “Ngươi không biết à? Hồi nãy Bồ Tát hiện thân rồi đó. Người rất muốn nói chuyện với ngươi, cơ mà chốn này đông người quá, bởi vậy Người bảo ta nói với ngươi là: Bồ Tát đã đến chờ ở nhà ngươi rồi đó. Giờ ngươi về nhà tất gặp được Bồ Tát đó!”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Xuất gia là đại báo hiếu

Gã đồ tể nghe xong ngạc nhiên khôn xiết, từ chỗ tức tối chuyển thành vui mừng, liền nói liên hồi: “Thật không? Giờ ta về nhà là có thể gặp được Bồ Tát ư? Cơ mà, ta chưa từng gặp Bồ Tát, không rõ hình hài của Người như thế nào nhỉ? Làm cách nào để ta nhận ra Bồ Tát nhỉ?”

Lão Hòa thượng nghiêm nghị đáp lời: “Ta cũng không có cách nào hình dung được tướng mạo của Bồ Tát. Ta chỉ có thể nói ngươi biết là Người có mặc y phục và trang điểm. Ngươi về đến nhà, nhìn thấy người nào mặc quần áo trái, đi giày trái, thì đó chính là Bồ Tát!”

Thế là gã đồ tể tất tả cùng lũ bạn xuyên đêm về nhà.

“Nhi hành thiên lý mẫu đảm ưu” (Con cái đi xa, lòng mẹ lo âu – ND), câu nói này là một chân lý vĩnh viễn không đổi thay. Người mẹ già của gã đồ tể vì lo lắng cho chuyến xuất hành của con trai mà ngày đêm trằn trọc, lúc con về đến nhà đã là nửa đêm canh ba rồi. Gã đồ tể hăm hở gõ cửa. Người mẹ già nghe thấy tiếng con trai khuya khoắt mới về đến nhà, lại còn gõ cửa liên hồi như, lo lắng không biết có xảy ra chuyện gì không. Vậy nên bà hớt hơ hớt hải khoác y phục, vội vội vàng vàng đeo giày vào chân, khổ nỗi đều mặc trái, đi lộn cả. Bà cứ thế đi ra mở cửa…

Khi cánh cửa được mở ra, gã đồ tể thốt nhiên ngộ ra: “Thì ra Bồ Tát luôn ở trong nhà”.

Dân Nguyễn

(Dịch từ FJGSW)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tịnh độ trong trái tim ta

Kiến thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm