Báo hiếu người mẹ từng bỏ rơi mình lúc mấy ngày tuổi
Mẹ chị bỏ chị nơi cửa chùa từ lúc chị mới mấy ngày tuổi. Thế nhưng chị luôn tìm lý do để không hận mẹ.
Tiếng nhạc “Xin đừng trách song thân” vang lên giữa những ngày tháng bảy
Tôi có chị hàng xóm, ngày nào đi làm về cũng thấy chị tất bật, xắn tay vào nấu nướng xong lại cho vào hộp mang qua nhà mẹ rồi mới về nhà sắp bữa tối cho cả gia đình.
Để làm được việc đó hàng ngày, chị phải tranh thủ từng phút đi chợ, sắp xếp việc nấu nướng để không quá ảnh hưởng đến việc chăm sóc gia đình riêng.
Tôi hỏi "sao chị phải mất công, mất sức thế? Chỉ cần mỗi tuần qua chơi, cho mẹ ít tiền để mẹ thích ăn gì thì mua có phải nhàn không?".
Chị tâm sự, chị lớn lên trong chùa, được các Ni cô chăm sóc và nuôi dưỡng. Nghe Sư thầy kể lại, họ phát hiện chị được bỏ trong chiếc hộp giấy, lúc đó chị mới vài ngày tuổi.
Tôi ngạc nhiên khi biết về hoàn cảnh của chị, lại càng thắc mắc tại sao chị có thể chăm sóc từng chút một cho người mẹ bỏ rơi mình. Nhưng chị bảo chị chưa bao giờ hận mẹ bỏ rơi mình vì luôn nghĩ có thể tại thời điểm đó mẹ đang vật lộn với cuộc sống, phải đi bán hàng rong kiếm ăn qua ngày và không muốn chị đi theo để cùng chịu khổ.
Lớn lên chị vẫn đau đáu việc tìm mẹ nhưng không có manh mối nào cả. Đến khi đi làm, dù tách ra ở ngoài nhưng thỉnh thoảng chị vẫn về thăm các Ni cô ở chùa và coi đây là ngôi nhà của mình.
Một ngày đẹp trời, mẹ đẻ chị tìm đến và bày tỏ khao khát muốn tìm lại đứa con mình để lại. Đúng như chị nghĩ, mẹ chị nói lý do thời thanh xuân bị người ta phụ bạc, thân cô thế cô nên không thể đưa con đi cùng, đành nhờ cửa Phật nuôi dưỡng.
Hai mẹ con gặp nhau mừng mừng, tủi tủi rồi từ đó chị qua lại chăm sóc, phụng dưỡng mẹ. Hai vợ chồng chị chỉ là công nhân với mức lương đủ sống nên chị không có điều kiện mua cho mẹ mình những hộp quà đắt tiền hay trang sức đắt giá.
Thế nên, mỗi này chị đi làm về đều tranh thủ nấu món ngon hoặc mua thức ăn bổ dưỡng mang qua cho mẹ. Cứ đều đặn như thế, chị không quên ngày nào. Chị cũng tự tay sắm sửa đồ dùng cá nhân cho mẹ không thiếu thứ gì, từ cái khăn quàng, khăn mặt cho đến đôi tất, bàn chải đánh răng...
Cha mẹ là Bụt, đừng đi tìm Bụt ở nơi nào khác
Cuối tuần, chị dành một ngày đưa cả gia đình về ăn cơm cùng mẹ, đưa mẹ đi dạo. Có hôm chị qua chỉ để ngồi bên giường bóp chân, bóp tay, lắng nghe mẹ trò chuyện, nghe mẹ than vãn về bệnh đau khớp, về chuyện con mèo háu ăn sơ hở là nó ăn mất thức ăn trên bàn...
Chị bảo, chị không có tiền nên mẹ cũng chịu thiệt thòi, không được đi du lịch đây đó như người ta. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chị cũng dành dụm rồi đưa mẹ về thăm quê, thăm các cậu cho mẹ vui. Chị nghĩ người già thường hướng về quê hương, bà con thân thuộc nhưng không dám lên tiếng vì sợ làm phiền con cháu.
Khi thấy tôi im lặng lắng nghe câu chuyện của mẹ con chị thì chị quay sang khuyên tôi: "Em có vẻ ít về quê thăm bố mẹ nhỉ? Tranh thủ mà về đi, mua cho bố mẹ túi hoa quả, hộp bánh thôi cũng được... chứ khi bố mẹ qua đời có xây lăng mộ thật lớn cũng chẳng có ý nghĩa gì".
Tôi "vâng" một tiếng mà thấy nước ầng ậng dâng lên trong khóe mắt.
Làm gì để báo hiếu cha mẹ đã qua đời?
Bạn đọc Ái Ngân
Theo Infonet
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm