Xuất gia là đại báo hiếu
Người xuất gia dùng Phật pháp để hướng dẫn chúng sinh, lấy Lục độ để giáo hóa muôn loài; do đó, người xuất gia trước hết phải vì lợi ích cho chúng sinh, thành tựu Phật đạo, chỉ như thế mới là một người xuất gia chân chánh, không trốn tránh cuộc đời, không rời thế gian.
'Nhớ sống hiền gặp lành' cho chính người xuất gia
Nếu bảo rằng chữ hiếu của đời thường là hiếu thuận cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ thì đạo hiếu của người xuất gia còn hơn thế, vì xuất gia là một nghĩa cử cao đẹp hơn cả, chứ không như mọi người vẫn tưởng rằng xuất gia là đoạn tuyệt thân bằng quyến thuộc. Thật ra, đức Phật dạy chúng ta đoạn có nghĩa là đoạn trừ chấp trước hoặc chấp thủ, nghĩa là không khởi vọng niệm về chấp thủ tình cảm, chứ không phải là đoạn trừ thâm ân cha mẹ; thay vào đó, người xuất gia đem cái tình cảm bình thường thăng hoa thành đại từ đại bi. Nếu đoạn trừ theo cách nghĩ thông thường thì thành pháp tiêu diệt thì tu hành không có ích gì, như cây khô thì không còn ý nghĩa.
Đức Phật dạy chúng ta phải tôn trọng hết thảy chúng sinh, cảm ơn hết thảy chúng sinh, lấy sự tu tập giải thoát mà báo đáp thâm ân cha mẹ. Sau khi đức Phật thành đạo. Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ báo hiếu cho cha mẹ kế. Khi vua cha lâm bệnh thì ngài nói cho vua cha nghe Phật pháp, đến lúc vua cha lâm chung thì Ngài tự vai mình gánh thi hài vua cha đi mai táng.
Tăng sĩ Phật giáo báo đáp thâm ân cha mẹ bằng cách dùng năng lực cầu nguyện và hướng dẫn cha mẹ đi theo Chánh đạo, làm lành lánh dữ, tạo phước tích đức. Chỉ có người không hiểu đạo lý mới nghĩ là Phật giáo không tôn trọng đạo hiếu. Trong Phật giáo nhấn mạnh “tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”, người xuất gia luôn lấy từ bi làm bản hoài, phát Bồ-đề tâm, hành Bồ-tát-hạnh, lợi mình lợi người, cứu độ chúng sinh, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ muôn loài, thương yêu cả những côn trùng nhỏ bé.
Người xuất gia dùng năng lực tu hành của mình để báo hiếu, nếu cha mẹ khó khăn, giới luật của Phật giáo cũng cho phép cúng dường cha mẹ, thậm chí có thể đem cha mẹ vào chùa để phụng dưỡng. Chúng ta nhiều kiếp luân hồi trong lục đạo thì cũng có rất nhiều cha mẹ, nếu kiếp này được may mắn xuất gia thì phải tinh tấn tu hành, hóa độ chúng sinh hữu duyên, trợ duyên hồi hướng cho cha mẹ nhiều đời.
Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Người xuất gia phải biết cầu tiến, vượt ra khỏi ba cõi, dùng trí huệ liễu ngộ của mình mà phục vụ chúng sinh, làm cho chúng sinh được lợi ích thiết thực, từ vô minh mà đi vào giác ngộ. Dùng Phật pháp để hướng dẫn chúng sinh, lấy Lục độ để giáo hóa muôn loài; do đó, người xuất gia trước hết phải vì lợi ích cho chúng sinh, thành tựu Phật đạo, chỉ như thế mới là một người xuất gia chân chánh, không trốn tránh cuộc đời, không rời thế gian.
>Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Xem thêm