Thứ ba, 21/03/2023, 09:40 AM

Câu chuyện sắp xếp dép giày

Người cha dạy con trai đang tuổi thiếu niên: "Khi thấy dép giày trước thềm, trước cửa nằm lung tung xẹo xọ, con hãy chịu khó dành chút thời giờ để sắp xếp lại ngay ngắn, hướng mũi dép giày ra ngoài, đúng cặp đúng đôi, gọn gàng, con sẽ thấy đẹp mắt, vui lắm!"

Vậy rồi, ngày qua ngày, người con vâng lời cha sắp xếp lại dép giầy ngoài thềm, trước cửa hông, trong nhà tắm... một cách thích thú, gần như trở thành thói quen. Dần dà những người lớn được "ai đó" sắp xếp dép giày đã "nhột", lưu ý lưu tâm hơn, nên ra ra vào vào đặt để dép giày ngay ngắn, xoay mũi ra ngoài, ít khi phải làm phiền "ai đó" phải nhọc công sắp xếp lại nữa. Bấy giờ, con mới hỏi cha:

"Sao cha dạy con làm chuyện sắp dép giày?"

"Để tập tánh ngăn nắp và cũng để giúp việc nhỏ cho người khác được thuận tiện khi trở ra!"

"Chỉ vậy thôi sao ạ?"

"Chưa. Con chỉ mới tập luyện thôi. Tập và luyện chỉ trong phạm vi trong nhà mình đã thành quen rồi, mai này cha sẽ dắt con lên chùa dự lễ, sau đó cũng sẽ đi dự lễ ở các chùa khác, con sẽ có dịp thực hành bài tập đó một cách thật nhất!"

Rồi cha dắt con lên chùa dự lễ, hết lễ này qua lễ khác, đến chùa này lại chùa kia, người con thích thú với công việc sắp xếp lại dép giầy của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử bên thềm cửa chánh điện, Tổ đường, nhà trù...

Câu chuyện sắp xếp dép giày 1

Đến một ngày kia, người con lại hỏi cha:

"Công việc sắp xếp dép giầy trước những thềm cửa ra vào có được công đức gì không ạ?"

"Con đừng nên nghĩ và hỏi đến công đức. Con đã làm được việc đó một cách tốt nhất, mình cảm nhận được niềm vui là được rồi, nhưng thật ra chỉ mới là một bài tập về tính ngăn nắp thôi. Cha còn muốn dạy cho con một đức tánh khác khi làm công việc sắp xếp dép giày!"

"Ồ, đức tánh gì nữa vậy, thưa cha?"

 "Khiêm cung!"

"Khiêm cung là sao ạ?"

"Là nhún mình trước người khác, và tỏ ra kính trọng người khác, đó là đức độ của bậc quân tử!"

Câu chuyện sắp xếp dép giày 2

"Sắp xếp lại giày dép sao lại có đức tánh khiêm cung vậy cha?"

"Khi con muốn sắp xếp lại dép giày giùm người khác thì con phải khom lưng, cúi mình xuống phải không? Chứ không lẽ con đứng thẳng lưng, dùng hai bàn chân của mình đá qua đá lại cho dép giầy nằm ngay ngắn?"

"Dạ đúng rồi, con phải khom lưng cúi mình chứ ạ!"

"Khom lưng, cúi mình là biểu hiện của khiêm nhường, khiêm tốn và khiêm cung, không phải là nịnh nọt, xun xoe bợ đỡ, tự ti hèn nhát, khép nép nhu nhược... Con đã tập luyện được phần Thân, từ nay về sau con phải cần tập luyện phần Tâm, nghĩa là con phải luôn tôn kính, kính trọng người khác bất kể lạ hay quen, già hay trẻ, lớn hay nhỏ!"

Người con nghe vậy thì ngẩn người ra, rồi vội khom lưng cúi mình, chắp tay sen búp xá người cha ba lần.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phụ nữ làm gì để mang lại phúc báo cho gia đình?

Góc nhìn Phật tử 08:08 08/03/2025

Ngoài các thiện hạnh bố thí, phóng sinh, người phụ nữ có thể bắt đầu tích lũy công đức cho mình và gia đình từ việc tụng kinh, niệm Phật. Tụng đọc kinh Phật chính là khởi đầu đúng đắn trong cuộc đời, giúp người phụ nữ học cách làm người mẹ tốt, con dâu tốt, người vợ tốt.

Lên chùa ‘sám hối’ dịp cuối năm

Góc nhìn Phật tử 15:09 23/01/2025

Cuối năm, khi nhịp sống dần chậm lại và cái rét se sắt của mùa đông len lỏi qua từng ngõ nhỏ, lòng người bỗng xốn xang những suy tư. Đâu đó trong ký ức, những chuyện đã qua của một năm hiện lên như một cuốn phim tua chậm.

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Xem thêm