Thứ sáu, 29/11/2024, 12:29 PM

Đức Phật, bậc Y vương, hiểu thế nào cho đúng?

Phật giáo đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh )… biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món ‘thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau...

Đợi đến hôm nay đoạn clip buổi nói chuyện đề tài “Đức Phật, bậc Y vương” của mình tại Chùa Phật học Xá Lợi lên Youtube mình mới gởi “meo” này cho bạn kèm clip như đã hứa.

Kỳ này họ quay không đạt lắm. Thôi kệ. Sau buổi nói chuyện, mình nhận ngay được những hồi báo:

Dạ con chào bác,

Con là TT, tối nay con có tham dự buổi nói chuyện của bác về “Đức Phật – bậc Y vương” ở chùa Xá Lợi. Con nghe người ta nói nhiều về Phật giáo là khoa học, nhưng cách liên hệ của bác khiến con thấy dễ hiểu và rất thích thú. Ví dụ bác liên hệ giữa quy trình bác sĩ chữa bệnh với Khổ- Tập- Diệt- Đạo; giữa tứ đại (đất, nước, gió, lửa) với Nitrogen, Hydrogen, Oxigen, Cacbon; giữa tháp nhu cầu Maslow với sắc- thọ- tưởng- hành- thức… Con vô cùng thích thú.

Con cảm ơn bác về buổi chia sẻ rất nhiều. Hi vọng bác sẽ có những buôi chia sẻ tương tự để lớp trẻ tụi con có thêm cơ hội học hỏi.

Con kính chúc bác thân tâm thường an lạc (Cái này bác giảng ra con mới hiếu)

 Kính mến.

BS Đỗ Hồng Ngọc trả lời:

Cảm ơn TT. Con nhận xét rất chính xác. Bác cũng mong có dịp trao đổi thêm với tụi con về những băn khoăn của Tuổi trẻ hiện nay đối với Phật giáo như một em đã đăt câu hỏi hôm qua trong buổi trò chuyện…

TUỔI TRẺ, LỚP THÌ CHƯA HIỂU, không hiểu thì làm sao CHẤP NHẬN giáo lý PHẬT PHÁP; lớp thì muốn tìm hiểu nhưng hoặc bơ vơ, không có thời gian, không đủ kiên nhẫn, …quay cuồng trong dòng đời và bế tắc.

(…)

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Đức Phật, bậc Y vương

Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông?

Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn)! Trong Phật giáo ta còn thấy có nhiều vị liên quan đến Y dược như Phật Dược Sư, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng… chưa kể các vị mà người thầy thuốc nào cũng cần học các hạnh của họ: tôn trọng (Thường Bất Khinh), chân thành (Dược vương), thấu cảm (Quán Thế Âm). tận tụy (Phổ Hiền)… trong cuộc đời hành nghề của mình.

Con đường học y 6 - 8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học… rồi phải biết đi từ Triệu chứng đến Chẩn đoán, xác định nguyên nhân rồi tìm phương Trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh )… biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món ‘thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người, Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc” – tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát- tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh Tham Sân Si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp nhu cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học (physical needs) như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm (Danh sắc). Rồi đến nhu càu An toàn (môi trường sống, thiên nhiên và xã hội), đến Nhu cầu tình cảm (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…), tiếp đó là nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là nhu cầu tâm linh…

Hôm đó có nhiều bác sĩ trẻ, là học trò thân thiết của mình tham dự, mình có lời khuyên các em nên học thêm với bậc Y vương, ngoài cái học trong trường y, chừng đó, em sẽ là một bác sĩ hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người vậy.

BS Đỗ Hồng Ngọc

(*) BBT đặt lại tiêu đề bài viết

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm