Chủ nhật, 09/10/2022, 08:16 AM

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện người không sợ hãi

Bạch Thế Tôn, có phải khi nào bảo vệ mình cũng là bảo vệ người khác không? Này nam cư sĩ, đúng vậy, trong khi bảo vệ mình, con người cũng bảo vệ người khác. Trong khi bảo vệ người khác, con người cũng bảo vệ mình.

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một nam cư sĩ sống ở tại Xá-vệ.

Theo truyền thuyết, vị này, một bậc Dự lưu, Thánh đệ tử, vì một công việc phải làm, cùng đi đường với một người cầm đầu đoàn xe lữ hành. Trong một khu rừng, các cỗ xe được mở ra, đặt thành một doanh trại, và vị ấy đi kinh hành không xa người cầm đầu bao nhiêu.

Có năm trăm tên cướp, sau khi xem giờ đã định, tay cầm cung, gậy và các binh khí khác với mục đích đánh cướp trại, bao vây chỗ ấy. Vị nam cư sĩ vẫn đi kinh hành. Các tên cướp thấy vị ấy tưởng đó là người canh gác doanh trại, quyết định chờ đợi vị ấy ngủ mới đánh cướp. Vì không thể đột kích, nên chúng đứng yên tại nhiều chỗ. Nam cư sĩ ấy vẫn đi kinh hành trong canh thứ nhất, trong canh thứ hai, và trong canh cuối.

Ðến rạng đông, các tên cướp không tìm được cơ hội, liền quăng bỏ đá và côn chúng đem theo, rồi bỏ chạy. Vị nam cư sĩ, làm xong công việc của mình, đi đến Xá-vệ đến yết kiến bậc Ðạo Sư và hỏi:

- Bạch Thế Tôn, có phải khi nào bảo vệ mình cũng là bảo vệ người khác không?

- Này nam cư sĩ, đúng vậy, trong khi bảo vệ mình, con người cũng bảo vệ người khác. Trong khi bảo vệ người khác, con người cũng bảo vệ mình.

- Ôi, khéo nói thay là lời của Thế Tôn! Khi con cùng đi đường với người cầm đâu đoàn lữ hành, con đi kinh hành dưới một gốc cây để bảo vệ con, và do đó, con đã bảo vệ cả đoàn lữ hành.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện luật cây rừng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bậc Ðạo Sư nói:

- Này nam cư sĩ, thuở trước, các bậc hiền trí, trong khi tự bảo vệ mình, đã bảo vệ người khác.

Nói vậy xong, theo lời yêu cầu, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn. Khi đến tuổi trưởng thành, thấy được sự nguy hiểm trong các dục, Bồ-tát xuất gia làm vị tiên nhân du sĩ, sống ở dãy Hy-mã-lạp Sơn.

Vì cần đi lấy muối và giấm, Bồ-tát đi về vùng quê, Bồ-tát đi cùng đường với vị cầm đầu đoàn lữ hành.

Khi đoàn lữ hành dừng lại tại một khu rừng, Bồ-tát quyết định đi kinh hành dưới một gốc cây, thọ hưởng thiền lạc, không xa đoàn lữ hành bao nhiêu. Rồi có năm trăm tên cướp, sau buổi ăn chiều, bao vây doanh trại để đánh cướp đoàn lữ hành ấy; thấy vị tu khổ hạnh, bọn chúng dưøng lại và nói:

- Nếu nó thấy chúng ta, nó sẽ báo động. Hãy chờ, cho nó ngủ, rồi chúng ta sẽ đánh cướp trại.

Nghĩ vậy, bọn chúng chờ tại chỗ ấy. Vị tu khổ hạnh suốt đêm vẫn đi kinh hành. Các tên cướp không có được cơ hội, quăng bỏ các côn gậy, đá chúng đã mang theo và la lên cho những người trong đoàn lữ hành nghe:

- Này các bạn lữ hành, nếu hôm nay không có vị tu khổ hạnh đi kinh hành, thì tất cả các bạn đã bị cướp phá lớn rồi. Ngày mai, hãy tôn trọng vị tu khổ hạnh ấy.

Nói xong, bọn cướp bỏ đi. Khi đêm đã sáng, đoàn lữ hành thấy các côn, gậy, các hòn đá mà bọn cướp bỏ lại, họ rất sợ hãi, đi đến Bồ-tát, đảnh lễ và hỏi:

- Thưa Tôn giả, Tôn giả có thấy bọn cướp không?

- Này các Hiền giả, tôi có thấy.

- Thưa Tôn giả, thấy chừng ấy bọn cướp, Tôn giả không sợ hãi, không e ngại sao?

Bồ-tát nói:

- Này các Hiền giả, thấy bọn cướp, kẻ có tài sản mới sợ hại. Ta không có tài sản, sao ta lại sợ hãi? Khi sống ở làng hay ở rừng, ta không sợ hãi, không e ngại vì ta không có gì để mất.

Sau khi thuyết pháp cho họ, Bồ-tát đọc bài kệ này:

Trong làng, ta không sợ,

Trong rừng, ta không sợ,

Bước lên đường giải thoát

Với lòng từ, lòng bi.

Như vậy, Bồ-tát thuyết pháp với bài kệ này, làm các người ấy được hoan hỷ, và họ cung kính đảnh lễ Bồ-tát. Bồ-tát sống cho đến khi mạng chung, tu tập Bốn Vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) và được sanh lên cảnh giới Phạm thiên.Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện, và nhận diện Tiền thân như sau:

- Thời ấy, các người trong đoàn lữ hành là hội chuùng Ðức Phật, và vị tu khổ hạnh là Ta vậy

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm