Thứ sáu, 10/03/2023, 10:39 AM

Câu chuyện về tắm Phật

Vẫn như mọi năm, tháng Tư âm lịch ngày trăng tròn là ngày kỉ niệm Đức Phật đản sanh. Theo truyền thống Phật giáo thì vào ngày này các chùa chiền, tự viện đều trang nghiêm thiết trí lễ đài, tiến hành các khóa lễ để chào mừng ngày Đức Phật ra đời.

Một trong các nghi thức đó là buổi lễ “tắm Phật”. Và vị Phật tử trên cũng rất trông mong ngày này, ngày mà tất cả người con Phật đều hướng về Đấng từ phụ để tưởng nhớ, để hoài ân và để noi theo Ngài mà tu tập.

Có một người đã là Phật tử rất lâu năm, có thể nói là rất “thuần thành Tam Bảo”, mọi thời khóa tu học ở chùa dành cho Phật tử tại gia Bác ấy đều tham dự đầy đủ; từ tụng kinh, bái sám, khóa tu Bát quan trai giới, niệm Phật một ngày cho đến những ngày lễ vía Bác ấy đều không thiếu ngày nào. Nếu có bằng tuyên dương công đức cho việc tham dự các khóa lễ thì có lẽ Bác ấy là người xứng đáng nhất.

Vẫn như mọi năm, tháng Tư âm lịch ngày trăng tròn là ngày kỉ niệm Đức Phật đản sanh. Theo truyền thống Phật giáo thì vào ngày này các chùa chiền, tự viện đều trang nghiêm thiết trí lễ đài, tiến hành các khóa lễ để chào mừng ngày Đức Phật ra đời. Một trong các nghi thức đó là buổi lễ “tắm Phật”. Và vị Phật tử trên cũng rất trông mong ngày này, ngày mà tất cả người con Phật đều hướng về Đấng từ phụ để tưởng nhớ, để hoài ân và để noi theo Ngài mà tu tập.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sáng sớm, khi mà gia đình vẫn còn an giấc trong căn phòng ấm cúng, trong cái say ngủ của bản năng con người thì Bác đã dậy tự lúc nào. Có lẽ đêm qua Bác không ngủ được?! Do tuổi già hay là đã trằn trọc cho buổi lễ tắm Phật vào hôm sau? Bác là vậy đó, ở Bác có cái chất của một người nhìn xa, một người luôn mong muốn cho mọi việc đều thuận lợi và suông sẻ. Chính vì thế mà trông Bác chểnh hơn nhiều so với tuổi, so với khả năng linh hoạt của tay chân.

Lên phòng của anh Thanh-cháu nội của Bác, Bác khẽ lay để đánh thức anh dậy. Trong anh vẫn còn có vẻ mệt mỏi do tối qua đi làm về khuya, nhưng vì đã hứa với Bác vào tuần trước và anh cũng rất mực thương Bác nên không thể từ chối. Sau khi hai người vệ sinh cá nhân sạch sẽ, anh Thanh chở Bác đến ngôi chùa quen thuộc mà Bác vẫn hay đi. Cũng vẫn là con đường ấy, không khí ấy, những con người luôn tấp nập qua lại; vẫn là những âm thanh của tiếng xe máy, của tiếng người gọi nhau ý ới, của người bán kẻ mua, của những tạp âm trong khuôn viên chợ đời. Nhưng hôm nay có cái gì đó thật khác lạ, cái gì đó tâm linh mà làm xao xuyến lòng của những người con Phật.

Con đường dẫn vào chùa được trang trí theo phong cách của cố đô, những chiếc đèn mang bản sắc riêng của Huế làm sáng rực thêm cái không gian nhộn nhịp của phố phường xen lẫn cái trầm mặc nhưng đầy tình của con người. Cờ phướng, băng-rôn được treo dài dẫn lối vào chùa để chào mừng ngày Phật đản sanh, ngày nhân loại vui chung, ngày thế giới đón chào bậc vĩ nhân xuất hiện.

Hôm nay vì đường khá đông và xe lại tắt máy nên Bác đã không đến kịp để tham dự buổi lễ tắm Phật. Bác buồn lắm, tiếc lắm nhưng cũng đành chịu. Thôi thì không tham dự được lễ nhưng cũng đến để tắm Phật theo nghi thức thì cũng mãn nguyện rồi.

Vào chùa gặp Thầy trụ trì đang từ chánh điện đi xuống, Bác bước tới xá chào Thầy rồi hỏi thăm về buổi lễ. Thầy trụ trì hỏi Bác tại sao hôm nay đến trễ vậy thì Bác kể câu chuyện từ kẹt xe, cho đến xe tắt máy giữa đường rồi gặp phải ông sửa xe mất lịch sự. Nét mặt thể hiện sự bực dọc, không vừa lòng và bất mãn với những chuyện mà sáng nay Bác gặp phải. Như hiểu được vấn đề, Thầy trụ trì mời Bác vào phòng khách và bắt đầu câu chuyện.

Thầy trụ trì (Thầy): Thôi thì mọi chuyện đã qua rồi, Bác hãy để cho nó qua và bây giờ là đến chùa để tắm Phật nhân ngày Phật đản, hãy để cho thân và tâm của mình thanh thản và tịnh khiết chứ!

Bác Phật tử (PT): Dạ con cũng biết như vậy thưa Thầy, nhưng con không tham dự được buổi lễ quan trọng như vậy trong năm làm con thấy khó chịu lắm ạ. Là Phật tử, con của Đức Phật mà ngày kỉ niệm Ngài đản sanh lại không về làm lễ, không tham dự lễ tắm Phật thì quả thật là chẳng đúng chút nào.

Thầy: Đúng! Nhưng theo Bác nghĩ lễ tắm Phật là như thế nào? Và người Phật tử cần phải làm gì vào ngày đó?

PT: Thưa Thầy, theo con biết thì trong kinh tạng ghi lại rằng khi Hoàng hậu Ma-da hạ sanh Thái tử Tất-đạt-đa thì trên không trung có hai dòng nước của chư thiên một ấm-một mát, rưới xuống tắm cho hoàng hậu và thái tử. Sau này nghi thức này được đưa vào truyền thống của Phật giáo, và vào những ngày này người Phật tử đến chùa thực hiện nghi lễ tắm Phật để tưởng nhớ về Ngài và bày tỏ niềm tôn kính sâu sắc đối với Ngài.

Thầy: Vâng, nhưng Bác có hiểu được ý nghĩa thực sự của nghi thức là gì không?

PT: Dạ...dạ...! Mong Thầy giải thích thêm cho con được rõ ạ.

Thầy: Thực chất thì lễ tắm Phật không chỉ đơn thuần là thực hiện nghi lễ tắm với một tượng Phật đản sanh, với những chậu nước đã chuẩn bị sẵn. Phật bên ngoài chỉ là xi măng, đất, đồng hay một chất liệu nào đó mà thôi; nước bên ngoài chỉ tẩy rửa được những cáu bẩn bên ngoài. Cái cốt yếu là Phật ở nơi tự thân của chúng ta, “tắm Phật” ở đây là “tắm” vị Phật ở nơi mình. Vậy Bác đã “tắm Phật” của Bác chưa?

PT: Dạ rồi, sáng nay trước khi đi con và cháu con đã tắm rửa sạch sẽ rồi ạ.

Thầy: (Cười) Ý Thầy không phải là vậy, mà là “tắm” vị Phật bên trong của Bác ấy. Bác “tắm” vị Phật bên trong của Bác là Bác rũ sạch mọi phiền não của tâm, mọi tham lam, giận hờn, đố kỵ, bực dọc, hơn thua, ganh ghét,...của chính Bác bằng nước của sự tu tập, của sự bố thí, của lòng từ, của trí tuệ chứ không phải là lấy nước tắm cho một tượng Phật đản sanh được thiết trí trang nghiêm trên chánh điện. Bác phải “tắm” cho thân hành, khẩu phát và ý nghĩ của mình được thanh tịnh, tránh đem đến nỗi khổ niềm đau cho chính mình và mọi người.

PT: Nhưng thưa Thầy, con thấy khó quá ạ.

Thầy: Khó thì mới gọi là tu, chứ dễ thì ai nói làm gì.

PT: Vậy, những ngày này con khỏi cần đến chùa hả Thầy, chỉ cần ở nhà và “tắm” cho vị Phật nơi chính mình là được rồi?

Thầy: Hiểu như vậy lại là một thái độ tiêu cực, ảnh hưởng đến sự tồn vong của Phật pháp. Nếu không có chùa, không có tượng Phật, không có kinh kệ, không có chư Tăng, không có những nghi thức Phật giáo thì quý Phật tử lấy đâu làm nơi nương tựa tâm linh, lấy ai là người hướng dẫn trên bước đường tu học, tìm về với vị Phật nơi chính mình. Không có tâm thì tướng là những thứ vô dụng, không có tướng thì tâm lấy gì y cứ mà sanh khởi bồ đề.  

Vậy Phật bên trong muốn khai sáng thì phải cần tượng bên ngoài, tượng bên ngoài muốn nâng cao được giá trị tôn nghiêm thì tâm bên trong phải kính thờ và chánh tín. Tượng là chỗ để tâm hướng về, tâm là yếu tố quan trọng nhất nếu muốn tượng tồn tại. Hai nhưng lại là một, một nhưng lại là hai. Cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia cũng không. “Tắm Phật” bên ngoài để nhắc nhở rằng bên trong vẫn có Phật, “tắm Phật” bên ngoài một lần nhưng “tắm Phật” bên trong phải thường xuyên. Phải tắm từng ngày, từng giờ, từng phút thậm chí là từng mỗi sát-na. 

Ở chùa, mỗi năm chỉ tổ chức một lần “tắm Phật” vào ngày kỉ niệm Phật đản sanh, nhưng ở nhà Bác có nhiều cơ hội để “tắm rửa” vị Phật nơi chính mình hằng ngày. Bác cứ nghĩ thân thể Bác chính là tượng bên ngoài, tâm thức Bác chính là Phật bên trong. Khi Bác tắm cho thân thể Bác tức là Bác đang tắm cho tượng bên ngoài. Tượng bên ngoài tác động đến Phật bên trong và Bác quán tưởng, đó chính là lúc Bác “tắm” cho Phật ở nơi mình. Mọi phiền não cấu uế giận hờn hãy để cho dòng nước của buông bỏ, của từ bi, của trí tuệ cuốn trôi ra khỏi tâm thức cũng như nước cuốn trôi đi những chất bẩn bên ngoài cơ thể. Thực tập hằng ngày, tức là lúc nào Phật cũng đản sanh, lúc nào Bác cũng được “tắm Phật” đấy ạ.

PT: Dạ, thật là vi diệu! Chắc ngày nào con cũng phải tắm từ năm đến mười lần thưa Thầy.

Thầy: Bác lại hiểu lầm ý của Thầy nữa rồi. Tắm nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe đâu Bác ạ. Một ngày Bác tắm từ năm đến mười lần thì thật là lãng phí nước lắm đấy. Hãy trân quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Bác ạ!

“Tắm” mà Thầy nói ở đây là Bác phải tắm trong mọi lúc mọi nơi; “tắm” ở những nơi đông người, “tắm” ở những nơi nghịch cảnh, “tắm” những lúc vui hay là “tắm” những khi buồn và thậm chí là “tắm” ngay cả những khi Bác thành công rực rỡ nữa đấy ạ. “Tắm” ở đây là Bác phải giữ tâm mình bình thản trước những biến động của thế sự, của cuộc đời. Có khi đó là hạnh phúc, là niềm vui, là sự sung sướng; nhưng cũng có lúc đó là mất mát, là nỗi khổ, là niềm đau đớn tột cùng. Các pháp đều vô thường nhưng nếu Bác bình tâm và hiểu sâu sắc về nó thì Bác thật sự là đang “tắm Phật” hằng ngày đấy ạ.

PT: Dạ, con cảm ơn Thầy đã khai mở cho con nhiều vấn đề. Nhân mùa Phật đản con xin kính chúc Thầy luôn được Pháp thể khinh an, là người Thầy soi sáng dẫn đường cho chúng con trên bước đường tu học Phật pháp. Cũng đã trưa rồi, con xin phép Thầy cho con được lên chánh điện để tắm Phật, sau đó còn phải đi với cháu con ra chỗ sửa xe hồi sáng hỏi xem tại sao sửa cả tiếng đồng hồ mà không xong chiếc xe. Chắc là muốn “ăn tiền” đây, làm ăn mà tham lam như vậy là không được Thầy nhỉ? Thôi chào Thầy con đi ạ!

Thầy chưa kịp nói lời cuối, Bác ấy đã đi ngay lên chánh điện rồi đụng phải một người từ trên đi xuống, do bất cẩn nên đụng nhầm phải Bác ấy, không chần chứ Bác ấy quát: “Mắt mũi để đâu vậy hả? Người to đùng như vậy mà không thấy à?”

Thầy từ xa trông thấy chỉ biết cười nhẹ và nói: “Thật là...!...!...! Ừ, “tắm Phật”mà! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm