Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/09/2022, 10:16 AM

Cha mẹ cần làm gì để mang lại phúc đức cho con?

Đức Phật có dạy rằng: ''Phúc đức tại mẫu'', người làm cha mẹ có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của con. Nếu muốn tích phúc đức cho con cái về sau, có 4 điều cha mẹ nhất định phải ghi nhớ.

Theo lời Phật dạy, cha mẹ làm được những điều dưới đây sẽ tích được rất nhiều phúc đức cho con cái, không chỉ là tấm gương sáng để chúng học hỏi mà còn là tiền đề tạo dựng một tương lai rộng mở, tươi sáng cho bảo bối bé nhỏ của mình.

Tu khẩu

Cổ nhân có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” nghĩa là bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa.

Ác khẩu, ác ngữ là lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa,… là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp.

Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người - Ảnh minh họa

Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người - Ảnh minh họa

Lời nói có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi những tâm trạng buồn. Ngược lại, lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời, trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.

Hạn chế sát sinh

Một trong những nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử là không làm tổn hại, không sát hại chúng sinh. Sát sinh là tội ác lớn nhất trên đời, bởi mọi sinh vật.

Nói không với sát sinh - Hình ảnh minh họa

Nói không với sát sinh - Hình ảnh minh họa

Nếu ai tạo nghiệp sát sinh hại vật nhiều thì chắc chắn chịu quả báo thân thể đau yếu, nhiều bệnh tật, thọ mạng ngắn ngủi, người và vật đều xa lánh vì luôn tỏa ra sát khí nguy hiểm, lạnh lùng.

Hóa giải hận thù

Ngay cả khi ai đó xúc phạm bạn, vu khống bạn, hãm hại bạn. Thì cũng nên đối đãi một cách thiện lành nhất, và nên cảm ơn họ.

Cũng trong một biến cố, nỗi khổ niềm đau như nhau, thế mà có người có thể quên đi trong vòng vài ngày, có người vài năm, có người vài mươi năm, có người mang theo đến đời sau, khi sanh ra tiếp tục mang hận thù mà mình không hề biết tại sao mình lại hận thù họ.

Điều này đã làm cho rất nhiều người bị khổ đau kéo dài từ đời này sang kiếp nọ. Để có trạng thái an lạc, thảnh thơi, đức Phật dạy hãy chuyên tâm thực hành buông xả. Nếu muốn giảm tối thiểu lòng hận thù thì phải trưởng dưỡng sự buông xả một cách có ý thức.

Để xóa bỏ hận thù có hiệu quả, trước nhất hãy quán tưởng không có tác nhân gây ra. Dù họ có cố ý hay vô tình cũng không thành vấn đề. Quán như vậy, để ta không gieo hận thù.

Từ bi đối đãi

Chúng ta đối xử ác, không thiện với người khác, thì người bị hại chỉ chịu ảnh hưởng nhỏ, còn chính bản thân chúng ta lãnh hậu quả lớn, đó là hủy hoại chính mình.

Cho đi là hạnh phúc - Hình ảnh minh họa

Cho đi là hạnh phúc - Hình ảnh minh họa

Nếu muốn bản thân bạn khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí tuệ, thì bạn phải có tấm lòng nhân ái đối với chúng sinh, đối đãi người khác bằng thiện tâm, từ bi và hòa ái.

Cho dù có xảy ra chuyện gì không vui vẻ cũng đều nên học cách loại bỏ đi sự ưu phiền. Bởi vì sự ưu phiền lo âu theo năm tháng sẽ gây tổn hại cho sức khỏe, gây ảnh hưởng tới tâm trạng chúng ta, thêm gánh nặng cho chúng ta, phá vỡ mối quan hệ của chúng ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm