Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/03/2023, 11:05 AM

Chan hòa với thiên nhiên để tu tâm, dưỡng tính

Theo quan điểm Phật giáo, những người phát tâm đi trên lộ trình giải thoát giác ngộ với Đức Phật phải thực hiện tâm từ bi. Theo đó, chẳng những không được sát hại, mà phải tôn trọng sự sống của loài người, loài vật, cho đến cỏ cây hoa lá và hơn thế nữa phải bảo vệ tất cả muôn loài.

Theo Đại đức Thích Trung Định, Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tất cả mọi việc làm tác hại đến môi trường sinh thái và hủy hoại trái đất này đều phát xuất từ tâm tham lam, tâm trục lợi, tâm ích kỷ, tâm si mê của con người. Chẳng hạn như nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, hủy hoại môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên, xả thải bừa bãi vào tự nhiên…

Tác động của những việc làm này tích tụ lại, đẩy Trái đất – mái nhà chung của muôn loài dần đến bờ diệt vong. Dễ thấy nhất, các tác động từ biến đổi khí hậu đã hiện hữu và gây ra hàng loạt thiên tai nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt, sóng thần, sạt lở đất, bão lốc… tước đi mạng sống của hàng triệu người, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho nhiều quốc gia.

Biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của Trái đất

Biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của Trái đất

Theo thuyết Nhân – Quả, Đức Phật dạy con người không nên khai thác cạn kiệt mà nên bảo vệ môi trường thiên nhiên như bảo vệ trái tim của mình. Dù biến đổi khí hậu đã hiện hữu, nhưng thời điểm này vẫn chưa phải quá muộn. Liên Hợp Quốc kêu gọi trong thập kỉ 2021 - 2030, các quốc gia phải cùng hành động, giảm tối đa những việc làm có thể gây phát thải khí nhà kính, trồng nhiều cây xanh hơn và trả các loài động vật về đúng nơi cư trú tự nhiên của chúng, giúp cân bằng sinh thái. Mục tiêu trước mắt là giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5 độ C - ngưỡng đảm bảo sự sinh tồn của đa số giống loài.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, và cũng là thành viên rất tích cực trong thực hiện các cam kết quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Dựa trên cơ sở tinh hoa của Phật giáo nhập thế, truyền thống đồng hành cùng dân tộc, Tăng Ni và Phật tử Giáo hội Phật giáo việt Nam đã luôn tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị Thi đua yêu nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025, Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam khẳng định: Ở phương diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Tăng Ni, Phật tử đều thống nhất quan điểm và thấu hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Điều này đã được nêu rõ trong phương hướng hoạt động Phật sự, chương trình, mục tiêu nhiệm vụ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Các chư Tăng Ni, Phật tử tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Các chư Tăng Ni, Phật tử tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Thực hiện mục tiêu đó, 63 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo việt Nam các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tham gia ký kết chương trình phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.

Ở nhiều địa phương đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp 3 bên (Mặt trận, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo việt Nam) đến cấp huyện. Qua đó, Giáo hội Phật giáo việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực của trong bảo vệ môi trường như kêu gọi người dân không xả rác thải, đóng góp tặng thùng rác cho người dân; phát động những phong trào trồng cây xanh, thả phóng sinh; kêu gọi xây dựng một lối sống thân thiện với môi trường ngay trong cộng đồng dân cư như “sạch và đẹp từ bàn thờ, trong nhà, ra ngoài sân, đến đường đi và cùng khắp đất nước”. Các hoạt động đã tạo ra sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong Tăng Ni, Phật tử cả nước.

Đặc biệt, các hoạt động trồng cây xanh tại các chùa đã thu hút đông đảo người dân, chính quyền cùng thực hiện. Các Tín đồ, Phật tử đã xây dựng phong trào “trồng cây phúc đức”, “trồng cây trí đức” hàng năm vào các dịp lễ hội Phật giáo, lễ tết dân tộc thay cho tục lệ “hái lộc”, “bẻ lộc”.

Đại đức Thích Thanh Hải, Trụ trì chùa Xuân Trạch chia sẻ về hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường tại chùa

Đại đức Thích Thanh Hải, Trụ trì chùa Xuân Trạch chia sẻ về hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường tại chùa

Một trong những ngôi chùa có mô hình hay trong phong trào BVMT và ứng phó BĐKH của TP Hà Nội là chùa Xuân Trạch (tên khác là Linh Ứng Tự, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh). Nhiều năm nay, chùa đã kêu gọi các Phật tử quyên tặng cây con và phối hợp với chính quyền địa phương phát động phong trào trồng cây. Đến nay, hàng cây đã xanh um, chạy dài trên trên con đường dẫn vào làng Xuân Trạch và góp phần tạo cảnh quan cho địa phương.

Theo Đại đức Thích Thanh Hải, Trụ trì chùa Xuân Trạch, không chỉ trồng cây, nhà chùa thường xuyên cùng các Phật tử chăm sóc để cây phát triển tốt. Trong các dịp giảng kinh, lễ Phật, nhà chùa cũng lồng ghép tuyên truyền, vận động, Phật tử và người dân tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, không xả rác thải bừa bãi, hạn chế sử dụng túi ni lông, không đốt vàng mã tại các nơi thờ tự, gia đình… Ngoài ra, chùa đang cải tạo cảnh quan khuôn viên theo hướng gần gũi với thiên nhiên, trồng thêm cây xanh và làm vườn thuốc nam.

Trồng một cây xanh như là gieo một mầm sống, trồng cội phúc cho mình. Mỗi người trồng cây xanh sẽ giúp lan tỏa mảng xanh cho Trái Đất, thanh lọc và tạo bầu không khí tốt lành. Nói cách khác, một cây xanh mọc lên là một cội phúc Phật tử gieo đến cho đời và tự gieo đến cho bản thân.

Có chùa trồng cây để phổ biến nếp sống tốt đẹp, cũng có chùa coi trồng cây thành rừng như một phương thức tu tập như các chùa thuộc Liên tông Tịnh độ Non Bồng. Hơn 40 năm kể từ khi thành lập, các chư Tăng Ni đã trồng rừng, phủ xanh đồi đất hoang vu khoảng hơn 1.000 ha ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận. Cùng với sự đồng thuận của chính quyền các địa phương, việc trồng rừng sinh thái cũng giúp tạo công ăn việc làm cho chư Tăng, Ni để nuôi sống bản thân, có nguồn kinh phí tu học, xây dựng và đóng góp làm từ thiện nhân đạo, tạo việc làm cho người dân địa phương. Qua thời gian, rừng cây và những giáo lý Phật pháp liên quan đến thiên nhiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của những người tu hành nơi đây.

Trồng rừng giúp khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu

Trồng rừng giúp khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu

Phật giáo cho rằng, tâm sẽ dẫn dắt hành vi của người, sinh ra tướng mạo tương ứng. Nếu con người hi vong thế giới thanh tịnh, an định và bền vững, trước hết phải làm sạch tâm, khắc phục tham, sân, si. Tâm thiện mới có môi trường tốt đẹp, vởi môi trường xung quanh chuyển động theo hướng tâm hành thiện của chúng ta. Cũng như trồng cây là gieo mầm thiện, những đóng góp cho công cuộc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm để môi trường xung quanh trở nên xanh tươi, an lạc hơn.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trách nhiệm của tín đồ Phật giáo không chỉ ở sự coi trọng của bản thân với bảo vệ môi trường, mà còn phải tuyên truyền lý niệm bảo vệ môi trường, động viên cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường. Mỗi người cần dẫn dắt cho người thâm gia đình hay bạn bè có những hành động đúng đắn, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ mái nhà chung Trái Đất.

Nguồn: https://dttg.baotainguyenmoitruong.vn/

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm