Chàng nghệ nhân tạc tượng lãng tử miền Trung
Giữa buổi trưa nắng gắt tháng 5, chúng tôi bất ngờ bắt gặp hình ảnh một người thanh niên tuổi đời còn rất trẻ đang cần mẫn chế tác một tác phẩm điêu khắc hình con rồng khá đẹp trong khuôn viên chùa Ngọc Phật Xá Lợi (xã Tân Ngãi, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Anh tên Nguyễn Văn Thuận 29 tuổi.
Anh Thuận kể: “Tôi quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã có 11 năm làm nghề điêu khắc trên thạch cao và xi măng trên khắp mọi miền đất nước, nhiều nhất là khu vực miền Tây Nam bộ nầy. Công việc cứ dồn dập nên mỗi năm chỉ về quê đúng một lần vào dịp tết nguyên đán”.
Từ tấm bé, Thuận đã rất say mê những công trình điêu khắc của ba mình nguyên là giáo viên mỹ thuật của một trường PTTH ở Huế. Nhiều đêm thức dậy, Thuận đã len lén ra nơi ba mình làm việc để tự tìm tòi, suy nghĩ về bộ môn nghệ thuật nầy. Từ năm 11 tuổi, cậu học sinh Nguyễn Văn Thuận đã làm nhiều người yêu thích bộ môn tạc tượng bằng việc “rinh” nhiều giải thưởng dành cho thanh thiếu niên. Với Thuận, niềm say mê bất tận là được sáng tác các linh vật truyền trống: long (rồng); lân (lân); qui (rùa); phụng (phượng hoàng) và các tượng phật như: Phật bà Quan âm, Phật tổ Như Lai; Phật Di Lặc… Cạnh đó là các tượng nhân vật lịch sử nước nhà.
Anh Thuận tâm sự: “Nghề nầy đặc biệt khó khăn, tỉ mỉ, khéo léo, tinh xảo đòi hỏi người thực hiện phải hết sức tập trung và tâm huyết với nghề. Cạnh đó phải có sự tính toán chính xác kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo, mới lạ để tránh trùng lắp, rập khuôn”.
Từ bỏ giấc mơ vào giảng đường đại học dù đã trúng tuyển, Thuận bắt đầu cho cuộc hành trình riêng của mình bằng việc tham gia đoàn điêu khắc rất nổi tiếng do điêu khắc gia Phan Mẫn làm trưởng đoàn và anh là thợ “chính” để thi công rất nhiều nổi tiếng khắp cả nước như: chùa Thiên Mụ (Huế); chùa Phước Thiện (Tiền Giang); chùa Hội Tôn (Bến Tre); chùa Thiền Quang (Đồng Tháp); chùa Phật Ngọc Xá Lợi (Vĩnh Long)...
Không chỉ thi công các công trình tập thể, anh Thuận còn nhận làm nhiều công trình cho các công ty, xí nghiệp, doanh nhân bởi tiếng lành về một “điêu khắc gia” tuy còn trẻ nhưng tay nghề rất “cao cường”.
Ông Tôn Thất Thực, ngụ tỉnh phường 1, TP Bến Tre nhận xét: “Năm rồi tôi có hợp đồng với anh Thuận để thi công một số tượng Phật và tượng tứ linh đặt trong khu vườn nhà. Tôi rất hài lòng vì anh nầy tuy trẻ nhưng rất nhạy bén trong tư duy sáng tạo nên sản phẩm làm ra khá mới lạ và “phá cách”, cách làm rất tỉ mĩ, chính xác, công phu. Giá cả lại rất “mềm” nhưng chất lượng thì không chê vào đâu được”.
Anh Thuận kể thêm: Trước khi thi công một công trình nào đó, nếu là các linh vật mình phải tìm hiểu rất chu đáo về tập quán sống, khả năng phát triển, hình dáng cơ bản của chúng trong mọi trạng thái (hiền, hung hăng, hài hước...); về màu sắc của chúng ở các vùng miền khác nhau (miền núi, rừng sâu, hải đảo, đồng bằng...). Nếu tạc tượng về các Đức Phật hay những nhân vật lịch sử khác thì cần tìm hiểu nguồn gốc nhân vật xuất xứ từ đâu (vùng, miền, quốc gia); trạng thái chủ yếu để tạc (vui, buồn, giận dữ, oai nghiêm...); sắc phục bên ngoài (quần áo, nón, cân đai); các vật dụng kèm theo (tòa sen, kinh sách, bình hoa, binh khí...).
Khi đã tham khảo đầy đủ các yếu tố thì anh Thuận mới tiến hành công việc của mình. Thường là phần làm thô gồm kết khối bằng xi măng (hay thạch cao) sau đó đến phần dán gạch và bắt đầu tạo hoa văn và những hình tượng chủ đạo. Với nhiều công trình phức tạp, anh đã phải thi công cả ngày lẫn đêm để ý tưởng không bị mất đi trong suy nghĩ phác họa ban đầu.
Anh Thuận kể thêm “Hiện nay giới trẻ ít theo học cái nghề “khó trần thân” nầy dù thu nhập rất cao (hiện nay anh Thuận được trả công mỗi ngày từ 700.000 đến 800.000 đồng/ngày tùy tích chất dễ hay khó của từng công trình). Tôi rất mong có người nối nghiệp để truyền nghề nhưng xem ra lực bất tòng tâm vì đã 11 năm qua chưa một ai theo tôi học nghề thành công”. Anh nói với giọng ngậm ngùi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm
Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
Xem thêm