Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo thế kỷ 3 được khai quật ở Guntur, Ấn Độ
Ngày 19/12 vừa qua, một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo, Nāga Manyulinda được khắc trên đá vôi Palnadu đã được tìm thất tại Guntur, Ấn Độ.
Tiến sĩ E Siva Nagi Reddy, một học giả Phật giáo, nhà khảo cổ học, Giám đốc điều hành Trung tâm Văn hóa Vijayawada và Amaravati đã đến thăm ngôi già lam cổ tự Agasthyeswara ở thành phố Guntur cổ. Guntur là một thành phố và là nơi đặt hội đồng thành phố (municipal corporation) của huyện Guntur thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.
Tiến sĩ nhận thấy tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo được dựng trên bệ ở góc tây nam của ngôi già lam cổ tự và ngạc nhiên khi phát hiện tác phẩm điêu khắc lịch sử và nghiên cứu cho thấy các tính năng của nó.
Tiến sĩ E Siva Nagi Reddy nói rằng, tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo đại diện cho Nāga Manyulinda, Đức Phật đã trải qua tuần thứ sáu tọa thiền nhập đại định dưới gốc cây Bồ đề, đang cơn bão tố sấm sét nổi lên dữ dội, Đại Mãng Xà vương Mucalinda bò đến bao che bảo vệ cho Ngài được bình an, tránh khỏi gió mưa mãnh liệt.
Tiến sĩ E Siva Nagi Reddy nói rằng, thật là phấn khích khi thấy rằng các Phật giáo đồ đã tham gia vào việc phụng thờ Đức Phật (dấu chân của Đức Phật). Ồng nói thêm, thật thú vị khi một trong những mặt của tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo vào thế kỷ thứ 3 sau kỷ nguyên Tây lịch đã được sử dụng để khắc một bản khắc bằng tiếng Telugu thế kỷ 11 trước kỷ nguyên Tây lịch, ghi lại vùng đất đến ngôi già lam cổ tự Agasthyeswara để bảo trì.
Các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo tương tự Nāga Manyulinda thuộc về giai đoạn của Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) và Phật giáo Đại thừa (Mahayana) (thế kỷ thứ 1 trước kỷ nguyên Tây lịch và đến thế kỷ thứ 3 sau kỷ nguyên Tây lịch) đã được báo cáo từ Amaravati, Chandavaram, Ghantasala, Nagarjunakonda, Pedakallepalli và Goli, trước đó (Tiến sĩ E Siva Nagi Reddy giải thích).
Tiến sĩ E Siva Nagi Reddy đã kêu gọi các quan chức tại địa phương ngôi già lam cổ tự Agasthyeswara và bộ phận khảo cổ bảo vệ tác phẩm điêu khắc nghệ thuật Phật giáo và làm cho nó hiển thị khi nó đại diện cho giai đoạn cuối của Trường Nghệ thuật Amaravati của thời kỳ Ikshwaku. Guntur cổ đại đã phục vụ như một địa điểm Phật giáo và được đại với Nagarjunakonda, 1800 năm trước.
Vân Tuyền
(Nguồn: Time in India)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hệ phái Khất sĩ tặng 1.000 phần quà từ thiện tại Lào Cai
Tin tức 14:48 01/11/2024Nhằm hỗ trợ bà con các tỉnh phía Bắc ổn định cuộc sống sau bão lũ, phân ban Từ thiện Xã hội Hệ phái Khất sĩ đã đến thăm và trao tặng nhiều phần quà thiết thực cho bà con tại Bát Xát và Si Mai Cai, thuộc tỉnh Lào Cai.
Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa
Tin tức 08:39 01/11/2024Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.
Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn
Tin tức 21:42 31/10/2024Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.
Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)
Tin tức 14:45 31/10/2024Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.
Xem thêm