Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/11/2019, 09:34 AM

Quan điểm của đạo Phật đối với vấn đề sống chết

Thế giới vũ trụ này có muôn vàn sai biệt là do nghiệp của chúng sanh có thiện có ác, có lành có dữ, hay là thiện ác xen lẫn với những mức độ khác nhau. Đạo Phật không có quan niệm hẹp, trái đất là cõi duy nhất có sự sống; cũng không xem loài người là tối linh trong muôn loài...

>>Nghiên cứu tư liệu

Thế giới vũ trụ này có muôn vàn sai biệt là do nghiệp của chúng sanh có thiện có ác, có lành có dữ, hay là thiện ác xen lẫn với những mức độ khác nhau. Đạo Phật không có quan niệm hẹp, trái đất là cõi duy nhất có sự sống; cũng không xem loài người là tối linh trong muôn loài...

Thế giới vũ trụ này có muôn vàn sai biệt là do nghiệp của chúng sanh có thiện có ác, có lành có dữ, hay là thiện ác xen lẫn với những mức độ khác nhau. Đạo Phật không có quan niệm hẹp, trái đất là cõi duy nhất có sự sống; cũng không xem loài người là tối linh trong muôn loài...

Đối với vấn đề này, có thể có bốn thái độ và nhận thức khác nhau:

Bài liên quan

- Thái độ của các nhà duy vật cổ cũng như hiện đại. Chết rồi là hết, không còn gì nữa; mọi chuyện xảy ra sau khi chết là chuyện tưởng tượng. Chủ thuyết này có thể dẫn tới một thái độ coi thường đạo đức, đề cao lối sống hưởng thụ, lối sống gấp.

- Chủ nghĩa hoài nghi, thể hiện trong câu nói của Khổng Tử "Sống còn chưa biết thì biết chết làm gì?" hay là câu của triết gia Hy Lạp cổ đại Epicuya: "Khi tôi sống thì làm sao biết được chết là gì. Khi tôi chết rồi, lại càng không thể biết chết là gì".

- Quan niệm của một số tôn giáo thần quyền. Người ta sống chết chỉ có một lần. Nếu sống tốt, theo đúng lời dạy của Thượng đế thì chết rồi sẽ lên thiên đàng cùng ở với Thượng đế. Nếu sống ác, trái với lời dạy của Thượng đế thì sẽ chết rồi xuống âm phủ ở với quỷ. Quan niệm như trên đối với một số người, (tôi không nói là đối với tất cả) dẫn tới một lối sống bức xúc, đầy mặc cảm, không rõ mình sống như thế này đã hợp với ý của Thượng đế hay chưa...

Nghiệp có tầm quan trọng như vậy đối với con người và cuộc sống con người.

Nghiệp có tầm quan trọng như vậy đối với con người và cuộc sống con người.

- Quan niệm sống, chết chỉ là hai mắt xích trong một chuỗi sinh tử dài vô tận, từ vô thủy cho đến ngày giải thoát tối hậu, con người đạt tới cảnh giới bất tử. Đây là quan niệm của đạo Phật và một số đạo giáo và triết thuyết ở Ấn-Độ. Người ta không phải sống và chết một lần. Có sống thì có chết. Chết là điều không tránh khỏi. Nhưng chết rồi lại sống một đời khác, và cứ như vậy luân hồi mãi cho tới ngày giải thoát tối hậu. Sự sống là bất diệt, nhưng nó mang nhiều dạng sống khác nhau ở các cõi sống khác nhau. Động lực của sự sống là nghiệp (Karma). Nghiệp thường được giải thích một cách đơn giản là hành động. Nhưng Phật Thích Ca từng giải thích nghiệp là tác ý, nghĩa là dụng tâm.

Do đó, có thể giải thích nghiệp là hành động có dụng tâm. Khi đã có dụng tâm thì mọi lời nói hay hành động bắt nguồn từ dụng tâm đều là nghiệp. Trái lại, mọi lời nói hay hành động không có dụng tâm, đều không phải là nghiệp, theo đúng ý nghĩa Phật giáo của từ này. Có thể nói một cách khác, mọi hành động, lời nói có dụng tâm hay là có ý thức đều là nghiệp, và trở thành động lực góp phần tạo ra con người chúng ta, cuộc sống chúng ta đời này và đời sau.

Đức Phật nói: nghiệp là điểm tựa. Ý nói, cuộc sống chúng ta dựa vào nghiệp để tồn tại như điểm tựa. Khi nghiệp lực nuôi dưỡng cuộc sống đời này hết thì chúng ta sẽ chết, cũng như cái đèn cạn dầu vậy.

Đức Phật nói: nghiệp là điểm tựa. Ý nói, cuộc sống chúng ta dựa vào nghiệp để tồn tại như điểm tựa. Khi nghiệp lực nuôi dưỡng cuộc sống đời này hết thì chúng ta sẽ chết, cũng như cái đèn cạn dầu vậy.

Nghiệp có tầm quan trọng như vậy đối với con người và cuộc sống con người, cho nên Phật, trong bài kinh "Tiểu nghiệp phân biệt" (Trung bộ kinh 3) đã định nghĩa:

"...Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình" (Trung bộ III. Kinh Tiểu nghiệp phân biệt, tr 381).

Bài liên quan

Nội dung câu Phật nói rất rõ. Người là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra, người cũng nhận lãnh đủ mọi quả báo do chính mình tạo ra đó không tách rời mình, do đó mà Phật nói nghiệp là quyến thuộc đích thực. Vì chết, không bà con quyến thuộc nào dù thân thiết đến đâu cũng không thể đi theo mình được, nhưng nghiệp vẫn đi theo mình, quyết định hướng tái sanh của mình trong đời kế tiếp: thân phận mình sẽ thế nào, làm người, làm loài trời hay là súc sanh... và cảnh ngộ của mình sẽ ra sao... Đức Phật nói: nghiệp là điểm tựa. Ý nói, cuộc sống chúng ta dựa vào nghiệp để tồn tại như điểm tựa. Khi nghiệp lực nuôi dưỡng cuộc sống đời này hết thì chúng ta sẽ chết, cũng như cái đèn cạn dầu vậy. Cũng có sách Phật ví nghiệp như cái trục của bánh xe. Cuộc sống của chúng ta xoay xung quanh nghiệp như là cái bánh xe xoay quanh cái trục của nó vậy.

Người Phật tử thâm hiểu thuyết nghiệp hết sức chú ý tu tập tâm, khiến cho tâm mình ngày càng trở nên trong sáng, hoàn toàn thiện lành.

Người Phật tử thâm hiểu thuyết nghiệp hết sức chú ý tu tập tâm, khiến cho tâm mình ngày càng trở nên trong sáng, hoàn toàn thiện lành.

Trong ba nghiệp: ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp; thì quan trọng nhất là ý nghiệp, tức là nghiệp do ý nghĩ có dụng tâm tạo ra. Chính cái ý nghĩ có dụng tâm này là cốt lõi, là thực chất của khẩu nghiệp, tức là nghiệp bằng lời nói, và thân nghiệp là nghiệp bằng hành động nơi thân. Kinh Pháp Cú mở đầu bằng các câu kệ:

* Bài kệ I:

"Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ ý tạo,

Nếu với ý ô nhiễm,

Nói lên hay hành động,

Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo"

(Kinh Pháp Cú, bản dịch Thích Minh Châu, tr 11).

Ý tứ bài kệ trên rất rõ ràng:

Tâm ý trong con người là cái làm chủ. Nếu tâm ý là ác, bất thiện, dơ bẩn thì lời nói hay hành động cũng bất thiện, ác, dơ bẩn; và con người sẽ bị đau khổ tức thì, cũng như bánh xe lăn theo chân con bò kéo xe vậy.

Trong ba nghiệp: ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp; thì quan trọng nhất là ý nghiệp, tức là nghiệp do ý nghĩ có dụng tâm tạo ra.

Trong ba nghiệp: ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp; thì quan trọng nhất là ý nghiệp, tức là nghiệp do ý nghĩ có dụng tâm tạo ra.

Chính vì vậy mà người Phật tử thâm hiểu thuyết nghiệp hết sức chú ý tu tập tâm, khiến cho tâm mình ngày càng trở nên trong sáng, hoàn toàn thiện lành. Cũng kinh Pháp Cú dạy rằng, kẻ thù hại mình cũng không bằng cái tâm nghĩ bậy làm hại mình. Cha mẹ, bà con làm tốt cho mình, không bằng cái tâm nghĩ thiện đem lại lợi ích cho mình.

"Kẻ thù hại kẻ thù,

Oan gia hại oan gia,

Không bằng tâm hướng tà,

Gây ác cho tự thân".

* Bài kệ 43:

Điều mẹ cha, bà con,

Không có thể làm được,

Tâm hướng chánh làm được,

làm được còn tốt hơn".

Như trên đã nói, thế giới vũ trụ này có muôn vàn sai biệt là do nghiệp của chúng sanh có thiện có ác, có lành có dữ, hay là thiện ác xen lẫn với những mức độ khác nhau. Đạo Phật không có quan niệm hẹp, trái đất là cõi duy nhất có sự sống; cũng không xem loài người là tối linh trong muôn loài, như đạo Khổng thường nói.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm