Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/12/2018, 22:22 PM

Chi tiết 80 vẻ đẹp của thân tướng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Bát thập chủng hảo (tiếng Việt Tám mươi vẻ đẹp), cũng được gọi là Bát thập tùy hảo, Bát thập tùy hình hảo, Bát thập vi diệu chủng hảo, Bát thập chủng tiểu tướng, Chúng hảo bát thập chương.

Bài liên quan

Các khái niệm ấy là tám mươi vẻ đẹp phụ trên thân của một vị Phật. Tương truyền các tướng tốt nầy cần phải tu hành một trăm đại kiếp mới đạt được. Bản liệt kê 80 vẻ đẹp nầy không thấy ghi trong các kinh văn nguyên thủy, nhưng rất thường thấy đề cập trong tiểu sử của Phật và các kinh văn Đại thừa. Có lẽ nó có xuất xứ từ các đại biểu của Thuyết nhất thiết hữu bộ, nhưng nó lại được sử dụng thường xuyên trong văn học Đại thừa.

Kinh văn đầu tiên liệt kê đầy đủ 80 vẻ đẹp có lẽ được tìm thấy trong Phật bản hạnh tập kinh, là bản ghi lịch sử đức Phật trọn vẹn nhất trong Hán tạng.

Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo, phân tích tỉ mỉ những vẻ đẹp ấy đã làm trang nghiêm thân thể ứng hóa của đức Thế tôn, khiến cho chúng sinh thấy đem lòng tôn kính và hoan lạc.

Tám mươi vẻ đẹp này dựa theo ba mươi hai tướng tốt mà hiện ra, nên gọi là chủng hảo hoặc tùy hảo. Tuy nhiên, mỗi từ điển đều nêu đủ 80 nét tốt đẹp của Đức Phật, nhưng sắp xếp không theo thứ tự và không trùng nhau.

Ngay trong một từ điển lại có nét trùng nhau, bên cạnh đó giữa các từ điển lại có nhiều nét khác nhau, vì thế nếu tổng hợp đầy đủ thì sẽ vượt số 80 khá nhiều.

Ở đây nếu dựa theo Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn, Sài Gòn, 1966) và Từ điển Phật học Hán Việt (Phân viện Nghiên cứu Phật học, Hà Nội, 1992), chúng ta có thể đi từ cái chung đến cái riêng với số 80 vẻ đẹp mà chúng sanh có thể nhận thấy ở than tướng Đức Phật.

Quý nhất trong 80 vẻ đẹp của Đức Phật là chữ Vạn giữa ngực.

Quý nhất trong 80 vẻ đẹp của Đức Phật là chữ Vạn giữa ngực.

Những vẻ đẹp hiếm có của thân tướng Đức Phật theo kinh sách Phật giáo

1. Tướng quý nhất của Đức Phật là chữ Vạn ở ngực.

2. Thân mình tỏa hào quang dài 1 trượng.

3. Khi đi có hào quang chiếu trên thân.

4. Dáng điệu, dung mạo, cử chỉ như sư tử.

5. Đi đứng đằm thắm, oai nghiêm như voi chúa.

6. Tướng đi như ngỗng chúa.

7. Dung mạo ngay chính không lệch lạc.

8. Hình thể tốt đẹp đủ đều.

9. Khi trở mình, xoay người như voi chúa.

10. Thân không vật gì làm lu mờ hoặc lem luốc được.

11. Mọi thành phần cơ thể đều đầy đủ và hoàn thiện.

12. Thân trì trọng, không khuynh động.

13. Thân mình cao lớn, rắn chắc.

14. Coi chúng sinh bình đẳng như nhau.

15. Tuần tự ứng với nhân duyên mà thuyết pháp.

16. Thuyết pháp chẳng chấp trước.

17. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà thuyết pháp.

18. Âm thanh tùy theo chúng sinh chẳng tăng chẳng giảm.

19. Pháp âm ứng với thanh của chúng sinh.

20. Tiếng nói vang trầm.

21. Thân trong sạch, mềm mại, không cong vẹo.

22. Thân bóng bẩy mượt mà, không uốn éo.

23. Trụ xứ yên không động.

24. Oai chấn hết thảy.

25. Mọi chúng sinh thấy đều vui mừng.

26. Chẳng khinh chúng sinh.

27. Chúng sinh có ác tâm khi thấy Ngài cũng đều hòa nhã, vui vẻ.

28. Chúng sinh ngắm thân tướng Phật mà chẳng thể ngắm hết.

29. Chúng sinh ngắm mãi không chán.

30. Nói năng hòa nhã vui vẻ với chúng sinh đúng theo ý thích họ.

31. Khi đi chân cách mặt đất 4 tấc và hiện ấn văn.

32. Khối xương chắc như móc khóa.

33. Lỗ chân lông tỏa ra mùi thơm.

34. Miệng tỏa ra mùi thơm tuyệt vời.

35. Lông mềm mại, sạch sẽ.

36. Lông xoắn theo chiều bên phải.

37. Lông màu hồng.

38. Mạch máu sâu ẩn kín.

39. Không thấy đỉnh tướng. Chỏm đỉnh đầu Phật ngẩng nhìn càng nhìn càng cao, nên không thấy đỉnh.

40. Đầu rất nở nang.

41. Tóc xoăn đẹp, có hình những chữ Thánh như chữ Vạn, chữ Kiết / Cát, chữ Đức.

42. Tóc màu ngọc xanh đen.

43. Tóc có hàng ngũ vén khéo, rất đều, không rối.

44. Tóc có mùi thơm, sợi không cứng.

45. Mặt và trán đối với nhau rất cân phân.

46. Mắt rộng dài, như cánh hoa sen xanh

47. Mắt sáng, trong, vui.

48. Lông mày như trăng non.

49. Lông mày màu đen.

50. Cặp lông mày đều nhau, cân phân đều đặn.

51. Cặp lông mày châu vào nhau.

52. Mặt mũi thanh tịnh đầy đặn như vầng trăng tròn.

53. Mũi cao, lỗ mũi không lộ.

54. Dái tai rủ xuống.

55. Hai gò má đầy đặn.

56. Môi đỏ như quả tần bà.

57. Mấy răng cửa thì bầu tròn.

58. Mấy cái răng cửa trắng và sắc nhọn đằng đầu.

59. Mấy cái răng cửa đều với nhau hết.

60. Lưỡi màu đỏ hồng.

61. Lưỡi mềm.

62. Bụng thon.

63. Bụng chẳng lộ.

64. Bụng hình cây cung.

65. Rốn đều.

66. Rốn sâu tròn đẹp.

67. Tay chân trắng đỏ như màu hoa sen.

68. Tay chân tròn trịa.

69. Tay chân sáng bóng.

70. Tay chân mịn màng.

71. Tay chân rất cân phân với nhau.

72. Tay chân mềm mại, sạch sẽ.

73. Cánh tay dài.

74. Ngón tay tròn thon nhỏ.

75. Móng như màu đồng đỏ, mỏng và láng bóng.

76. Vân tay sáng thẳng.

77. Vân tay dài không dứt.

78. Xương đầu gối rắn chắc tròn đẹp.

79. Mắt cá ẩn sâu.

80. Gót chân rộng rãi.

Quan niệm về tướng tốt, tướng đẹp từ 32 tướng tốt của Đức Phật 

Về Đức Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm