Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/06/2024, 08:48 AM

Chìa khoá của sự giải thoát

Lý do duy nhất mà chúng ta nghiên cứu giáo Pháp, giáo lý của Đức Phật là để tìm đường thoát khổ và tìm đến sự bình an và hạnh phúc.

Bất kể là chúng ta khảo sát những hiện tượng vật lý hay tâm lý, tâm hay những yếu tố tâm lý, chỉ khi nào chúng ta xem sự thoát khổ là mục đích rốt ráo của mình, chúng ta mới thật sự đi đúng đường.

Đau khổ có một nguyên nhân và một hay nhiều điều kiện cho sự tồn tại của nó. Phải hiểu rằng khi tâm thanh tịnh, tâm an trụ trong trạng thái nguyên thủy, chưa bị ô nhiễm của nó.

Ngay khi tâm động niệm, nó bắt đầu phản ứng và tạo nghiệp *(Sankhāra). Khi tâm ưa thích một thứ gì, nó phản ứng và tạo nghiệp.

Khi sự ganh ghét phát sinh, tâm phản ứng và tạo nghiệp. Cái muốn đi đây, đi đó phát sinh từ một cái tâm dao động. Nếu sự tỉnh giác của chúng ta không bắt kịp những biến thái của tâm, tâm sẽ chạy theo chúng và phản ứng. Mỗi khi tâm động niệm, ngay lúc đó, nó trở thành một Pháp hữu vi (sinh diệt).

Tâm phản ứng: Tâm thích hay không thích đối tượng khi lục căn tiếp xúc với lục trần, đây là hành động tạo nghiệp.

Cho nên, Đức Phật dạy chúng ta quán chiếu những điều kiện dao động này của tâm. Mỗi khi tâm động niệm, nó trở nên bất an, vô thường, khổ và không thể được xem là một tự ngã. Đây là ba tính chất chung của tất cả các pháp hữu vi.

Đức Phật dạy chúng ta quan sát và quán chiếu những động thái này của tâm. Đây cũng giống như Lý duyên khởi (Paticca samuppāda): Vô minh là nguyên nhân và điều kiện cho sự phát sinh của Nghiệp; Nghiệp là nguyên nhân và điều kiện cho sự phát sinh của Thức; Thức là nguyên nhân và điều kiện cho sự phát sinh toàn bộ thân và tâm của bào thai mới,… Đức Phật tách rời chuỗi duyên khởi này thành 12 yếu tố để cho chúng ta dễ hiểu. Đây là sự miêu tả thực tại rất chính xác, nhưng khi tiến trình này thật sự xảy ra trong đời sống hàng ngày, các học giả không thể bắt kịp với những diễn biến liên tục này.

Giống như khi chúng ta té từ ngọn cây xuống đất, nó xảy ra quá nhanh. Chúng ta không kịp nhận ra mình rơi ngang qua bao nhiêu cành cây.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tương tự như vậy, khi tâm tiếp xúc một cảm giác, nếu nó thích cảm giác đó, nó lập tức rơi vào một trạng thái vui vẻ. Nó cho rằng điều đó là tốt mà không nhận ra chuỗi nhân duyên đã đưa nó tới đây. Tiến trình này xảy ra phù hợp với những gì được trình bày trong thuyết nhân duyên, nhưng nó cũng đồng thời vượt khỏi những giới hạn của lý thuyết đó. Không có sự cảnh báo trước như, “Đây là vô minh. Đây là sự phát sinh của Nghiệp. Đây là tâm thức…”. Tiến trình này không cho các học giả cơ hội để công bố danh sách của những gì đang xảy ra.

Mặc dầu Đức Phật đã phân tích và giải thích cặn kẽ mọi diễn biến của tâm, đối với tôi, nó vẫn giống như sự kiện một người rơi từ trên cây xuống. Nếu chúng ta đâm sầm xuống đất, chúng ta đâu có cơ hội để tính toán xem mình rơi xuống bao nhiêu thước. Điều mà chúng ta biết là chúng ta rớt cái rầm xuống đất và nó đau vô kể! Tâm cũng thế. Khi nó đuổi theo một thứ gì đó, điều mà chúng ta nhận biết là sự đau khổ. Tất cả những sự đau khổ, thương tiếc và thất vọng này từ đâu đến vậy? Nó không đến từ lý thuyết.

Không có sách vở nào ghi lại những chi tiết về sự đau khổ của chúng ta. Nỗi đau của chúng ta không phù hợp hoàn toàn với lý thuyết, nhưng cả hai đi cùng một đường.

Cho nên, sự nghiên cứu lý thuyết đơn độc không thể bắt kịp với thực tại. Đây là tại sao Đức Phật dạy chúng ta phải phát triển sự hiểu biết rõ ràng về chính mình. Bất cứ thứ gì phát sinh, nó phát sinh trong sự hiểu biết này.

Khi “cái biết” hay “cái tâm thức nhận biết” hiểu biết đúng với chân lý, chúng ta nhận ra rằng tâm và những yếu tố tâm lý của nó không thuộc về mình.

Cuối cùng thì tất cả những hiện tượng này đều bị thải bỏ như thể chúng là rác rưởi. Chúng ta không nên dính mắc hay cho chúng bất kỳ một giá trị nào.

Trích: Suối nguồn tâm linh

Dịch việt: Minh Vi

Hiệu đính: Tỳ Khưu Saṃvarasīla

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

10 điều phải biết khi phóng sanh

Kiến thức 17:00 30/06/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện việc phóng sanh thường có nghi thức thọ Tam quy y và niệm Phật cho loài súc sinh Việc phóng sanh có hạn chế đối tượng hay không?

Thực chất của giáo dục nhân quả chính là giáo dục đức hạnh

Kiến thức 14:00 30/06/2024

Chúng ta muốn biết tiền đồ của mình là tươi sáng hay là đen tối thì ngay trong khởi tâm động niệm, cử chỉ hành vi của mình đại khái sẽ biết được.

Đời đỏ rực nhưng sen vẫn nở, bùn tanh hôi nhưng sen vẫn ngát mùi hương

Kiến thức 12:40 30/06/2024

Hình ảnh Đức Phật sơ sinh bước trên bảy đóa sen hồng là một biểu tượng của mùa lễ Phật đản. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật ứng thân thị hiện.

Đức Phật ngồi thiền định dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm?

Kiến thức 10:40 30/06/2024

Hồi xưa có nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi rằng: Đức Phật ngồi dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm như vậy nhọc quá, Ngài có đi ra ngoài không hay ngồi luôn? Đó là điều chính hồi xưa tôi cũng nghi.

Xem thêm