Chủ nhật, 06/01/2019, 07:43 AM

Chiêm ngưỡng trung tâm Phật giáo lớn nhất Tây Tạng

Tu viện Tashilhunpo hiện là một cơ sở tôn giáo lớn nhất, hội tụ đủ những yếu tố tôn giáo, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật… của Tây Tạng. Nơi đây thu hút được khá nhiều tu sĩ đến học tập và hàng ngàn tín đồ hành hương.

>MEDIA 

Bài liên quan

Tu viện nằm ở trên đỉnh đồi Drolmari (thuộc dãy núi Tara), trung tâm Thành phố Shigatse, là một trong sáu đại tu viện của phái Gelugpa (phái Mũ Vàng) ở Trung Quốc. Tu viện được thành lập năm 1447 bởi Gendun Drup - đức Đạt Lai Lạt Ma đời đầu tiên và được mở rộng bởi đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ tư và các vị Ban Thiền Lạt Ma đời kế tiếp.

Trải qua năm thế kỷ kể từ khi thành lập, Tashilhunpo trở thành một tu viện đồ sộ với hàng ngàn người cư trú. Đồng thời đây cũng là nơi lưu giữ vô số kinh sách và những di sản văn hóa quý giá khác. Về tên gọi Tashilhunpo, nó có nghĩa là “tất cả sự kiết tường và phúc lạc đều hội tụ ở đây”. Ngay từ khi thành lập, Tashilhunpo là nơi cư trú truyền thống của những vị Ban Thiền Lạt-ma, những người xếp vị trí thứ hai ở trong dòng Tulku của truyền thống Gelugpa.

Tashilhunpo là một nơi lý tưởng dành cho các tu sĩ từ Tây Tạng, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc tìm về tu học; và ở đây họ nhận được một nền giáo dục tốt và một đời sống thanh tịnh trong một cộng đồng tôn giáo hòa hợp cao.

TT6

Tu viện Tashilhunpo có tổng diện tích gần 300000 mét vuông. Kiến trúc chính ở tu viện Tashilhunpo gồm: Tháp thờ Đức Phật Di Lặc (Jamba Chyenmu), hội đường chính (Maitreya Chapel), cung điện của Ban Thiền Lạt-ma (Gudong), thư viện, phòng trưng bày, bảo tháp thờ xá-lợi các vị Ban Thiền Lạt-ma, điện Kelsang,...

Tại tu viện Tháp thờ Đức Phật Di Lặc được xây dựng vào năm 1914, là tòa nhà lớn nhất ở Tashilhunpo. Bức tượng cao 26.2 m, được đúc và trang trí bởi hơn 279 kg vàng, 150,000 kg đồng, kim cương, ngọc trai và nhiều loại đá quý khác. Một điểm đặc biệt nữa là bức tượng này được làm hoàn toàn bằng thủ công trong suốt 9 năm bởi hơn 900 thợ thủ công giỏi.

Hội đường chính là một trong những công trình được xây dựng sớm nhất ở Tashilhunpo, có niên đại vào thế kỷ XV TL. Có một bảo tọa lớn được đặt ở trung tâm hội đường và đây là nơi dành cho vị Ban Thiền Lạt-ma. Trong hội đường được trang trí với nhiều bức thangka dài, mô tả những hình ảnh tái sanh khác nhau của Ban Thiền Lạt-ma.

Bảo tháp thờ xá-lợi các vị Ban Thiền Lạt-ma cũng là một trong những điểm thu hút khách hành hương. Một trong số đó là Sisum Namgyel, nơi chứa lăng mộ của đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10.

Cung điện của Ban Thiền Lạt-ma là nơi ở chính của các vị đức Lạt Ma. Hiện tại, nơi này vẫn đang bị đóng cửa và không cho phép du khách vào tham quan.

Điện Kelsang là nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Quán Thế Âm Bồ tát và Đức Phật A Di Đà.

Bên cạnh cung điện uy nghi, Tu viện Tashilhunpo còn nổi tiếng bởi các bức tường với vô số bức phù điêu ấn ký của Đức Thích Ca. Có khoảng hơn 1000 hình vẽ chỉ ấn khác nhau, xen kẽ bởi tám biểu tượng cát tường của Phật giáo được tìm thấy bên trong tu viện.

Mặc dù không gặp phải những xâm hại từ bên ngoài như những tu viện khác, Tashilhunpo cũng trải qua những thăng trầm của nó trong lịch sử phát triển của mình. Tu viện từng bị cướp phá khi vương quốc Gorkha xâm lược Tây Tạng vào năm 1791. Và trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, nhiều tòa nhà ở đây cũng bị phá hủy. Mặc dù vậy, những thiệt hại của tu viện trong thời kỳ này là không đáng kể so với những tu viện khác.

Không chỉ được chiêm ngưỡng những tòa tháp uy nghi lộng lẫy, chiêm bái Đức Phật, mà khi du khách thăm viếng tu viện vào khoảng tháng 7 - 8 còn có cơ hội tham dự lễ hội Monlam (Lễ hội Tắm nắng Phật). Đây là một lễ hội quan trọng và rất lớn ở Tây Tạng. Lễ hội Tắm nắng Phật kéo dài nhiều giờ, sau đó những vị Lạt-ma sẽ xếp bức thangka này lại và khiêng nhiễu quanh ngôi chùa ba vòng để tỏ lòng thành kính.

Ở tu viện Tashilhunpo, lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14-16 tháng Năm lịch Tây Tạng (vào khoảng tháng 7-8 TL). Trong suốt lễ hội, có ba bức thangka Phật được lần lượt trưng bày mỗi ngày. Ngày thứ nhất trưng bày bức thangka Phật tượng trưng cho quá khứ, ngày thứ hai tượng trưng cho hiện tại, và ngày thứ ba tượng trưng cho tương lai.

TT7

Tu viện Tashilhunpo là một trung tâm Phật giáo lớn của Tây Tạng, nơi có thể nói hội tụ đủ những yếu tố tôn giáo, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật,… của Tây Tạng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường

Media 12:45 18/12/2024

Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Media 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

Xem thêm