Chịu ác báo vì làm nhục người khác
Thanh triều thời vua Càn Long (Trung Quốc) có một thanh niên họ Đỗ sinh ra trong một trong gia đình nông dân nghèo, khi anh tới tuổi trưởng thành, gia sản vẫn chẳng có gì và cha mẹ đều đã già yếu.
Từ khi còn nhỏ, cậu bé họ Đỗ luôn bị bạn bắt nạt, nhất là hàng xóm đồng niên họ Cổ vốn to con hơn, gia đình lại giàu có hơn. Lớn lên, cậu đi đâu gặp họ Cổ cũng đều bị trêu chọc, tranh giành, thậm chí còn bị hành hung.
Trong làng có tiểu thư xinh đẹp nhà Ngô, tính tình lại dịu dàng nết na. Tiểu thư họ Ngô từng học cùng trường với cả họ Đỗ và họ Cổ, thấy họ Đỗ hiền lành, dáng dấp thư sinh nên đem lòng cảm mến. Đôi bên đã qua lại vài lần, tình trong như đã mặt ngoài còn e. Họ Cổ thấy tình ý của tiểu thư họ Ngô với họ Đỗ, lập tức tìm cách chiếm đoạt, nhờ cha mẹ làm mâm cao lễ đầy tới hỏi cưới.
Gia đình tiểu thư họ Ngô thấy nhà Cổ bề thế, nghĩ con gái mình gả vào đây sẽ được sung sướng cả đời nên lập tức chấp thuận. Họ Đỗ nghe tin vô cùng buồn khổ, tiểu thư họ Ngô không muốn lấy họ Cổ nhưng vì phận con cha mẹ đặt đâu ngồi đấy nên đành nuốt nước mắt lên xe hoa.
Họ Đỗ nghĩ mình phận kém, làm gì cũng bị chèn ép nên không dám trách ai, sau đó cũng tìm được một thôn nữ hiền lành cùng làng kết duyên. Họ Đỗ và họ Cổ đều sinh được quý tử để nối dõi tông đường. Cả hai sau khi thành lập gia thất đều mở quán ăn kiếm kế sinh nhai do không thể theo nghiệp đèn sách mà đỗ đạt làm quan.
Ác giả ác báo là có căn cứ khoa học
Dù quán họ Đỗ nấu ăn ngon, giá phải chăng, nhưng họ Cổ cậy có tiền và quyền, tìm cách phá họ Đỗ để kéo hết khách về quán mình. Họ Đỗ cũng ngậm bồ hòn làm ngọt, nói với vợ mình phúc đâu hưởng vậy, miễn đủ ăn qua ngày là được rồi.
Hai quý tử tới tuổi đến trường lại học cùng lớp và lịch sử lặp lại. Con trai họ Đỗ bị con trai họ Cổ bắt nạt hàng ngày, nào cướp đồ, đánh đập, chặn đường giam hãm không cho về...đều đủ cả. Cậu tủi nhục về mách cha nhờ tới trường xin phân xử. Nhưng họ Đỗ lần nào cũng gạt đi và bảo con chịu khó, “cha ngày xưa cũng vậy, bây giờ cũng chẳng sao, con đừng để bụng”, họ Đỗ dặn con.
Mỗi khi gặp mặt hai gia đình, họ Cổ luôn buông lời chế giễu hạ nhục, nhưng họ Đỗ vẫn cam chịu. Nhiều người thấy bất bình cho họ Đỗ, tuy nhiên bản thân anh cũng không hề phàn nàn nửa câu.
Hai quý tử nhà họ Đỗ và họ Cổ đều học hành giỏi giang, hơn phụ thân mình. Cả hai nhà đều cố gắng rèn con học tập. Đến lúc lên kinh dự thi, họ Cổ cử gia nhân chở con bằng kiệu cho đỡ nhọc nhằn đường xa để còn giữ sức giành ngôi đầu bảng làm quan to, còn họ Đỗ không có điều kiện, chỉ cho con tay nải thức ăn uống và dặn dò lên đường bảo trọng. Ngày chia ly vợ chồng họ Đỗ tiễn con trong nước mắt, trong lòng chỉ mong con sớm bình an trở về, đỗ đạt thì tốt không cũng chẳng sao.
Ác giả ác báo: Cái chết thê thảm của gian thần Triệu Cao đời Tần
Đường lên kinh không hề ngắn, phải mất mấy ngày mới tới. Hôm đó cảđoàn gồm công tử họ Cổ và 4 gia nhân khiêng kiệu, con trai họ Đỗ và một số bạn đồng niên khác. Sắp tới kinh thành có đoạn đi qua dãy núi vừa gặp bão bị sạt lở, người dân địa phương nói không nên qua lúc này mà chờ vài hôm tới hãy đi.
Tuy nhiên thời gian ứng thí không cho phép nên cả đoàn vẫn bạo gan đi tiếp, trong lòng cầu xin Thần Phật thương xót phù hộ được bình an.
Chẳng may đến giữa chừng núi thì lại sạt lở, đá đất lăn xuống ầm ầm, kiệu chở con trai họ Cổ khi ấy trúng đá tảng lớn bị văng xuống vực, họ Đỗ đi gần đó cũng bị rơi theo, nhưng may thế nào lại bám được vào khúc cây và khi xuống đến vực không hề bị thương tích gì, kể cả áo quần cũng chẳng rách lấy một mẩu.
Nhưng họ Cổ lại không may mắn được thế, bị đá đè và lìa đời lập tức. Những gia nhân sống sót nhìn thấy cậu chủ mất mạng sợ quá vội chạy về nhà báo tin dữ. Họ Đỗ thoát chết trong gang tấc vội quỳ lạy tạ ơn Thần Phật và tiếp tục lên kinh ứng thí, vừa hay tới đúng giờ và làm bài sau đạt điểm cao, đỗ bảng vàng làm quan to.
Ác giả ác báo và chuyện vợ chồng gian thần Tần Cối bị phỉ nhổ muôn đời
Họ Cổ than khóc cho con trai bạc mệnh, tức giận thấy con nhà họ Đỗ không những thoát chết mà còn được vinh danh bảng vàng. Họ Cổ không cam tâm cứ ôm mộ con mà khóc tới ngất đi, rồi nằm mơ thấy mình xuống dưới địa phủ. Tại đây gặp con trai đang bị còng rất khổ sở, vội chạy tới hỏi han khóc thương con.
Con trai nói với cha rằng: “Con mất mạng để trả thay nợ nghiệp cho nhà họ Đỗ. Lẽ ra con không tới số nhưng vì bao nghiệp nặng nhà họ Đỗ tích từ tiền kiếp con phải gánh, nguyên nhân là do cha và con đều xử tệ với họ, gây ra món nợ lớn với họ Đỗ, đã thế họ lại luôn nhẫn nhịn, không oán hận gì, thế nên cha con ta phải gánh hết nghiệp của họ. Cha hãy về và cố sống khác đi, nếu không sớm muộn sẽ phải chịu tội còn khổ hơn con đó”.
Nghe con trai nói vậy họ Cổ giật mình, cũng tỉnh luôn giấc mộng, lòng hối hận và khiếp sợ. Từ đó trở đi không dám hống hách và xử tệ với bất kỳ ai.
Theo luật nhân quả của Phật giáo, một việc làm, một câu nói, một ý niệm suy nghĩ, dù là thiện hay bất thiện đều dẫn đến một kết quả nhất định. Bởi vậy, người xưa mới nói rằng “Phàm làm việc gì, đều cần suy nghĩ đến hậu quả của nó”, hay “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Những người thường dùng lời lẽ thâm độc để mắng nhiếc, làm nhục người khác, trong cuộc sống hàng ngày, trước hết chính bản thân người ấy đã thể hiện bản chất thiếu đạo đức, thiếu văn minh trong lời nói. Từ đó làm hạ thấp uy tín của bản thân, khiến người xung quanh dần xa lánh họ. Không chỉ bản thân người nói ra lời ác khẩu bị nhận nghiệp báo, mà người thân của họ ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng. Nếu là bậc cha mẹ buông lời sỉ nhục con cái, những đứa trẻ đó sẽ tiếp nhận và mang theo mặc cảm trong quá trình trưởng thành, dẫn đến những hành vi bất thiện về sau.
Xem thêm video: "Theo Phật giáo, nghiệp là gì?":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh
Tư liệu 12:20 28/10/2024Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.
Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất
Tư liệu 10:50 28/10/2024Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.
Ba cách thuyết minh Bát Chánh đạo
Tư liệu 23:50 26/10/2024Trong Kinh tạng Nikaya, khi Đức Phật nói trực tiếp về Bát Chánh đạo, thì lộ trình theo thứ tự là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, hay nói gọn lộ trình đó là Tuệ - Giới - Định.
Xem thêm