Cho đi nào có mất, mất vì giữ cho ta
Kính thưa Thầy! Trong cuộc sống hiện nay có vô số những con người gặp hoàn cảnh trắc trở và người nào cũng đáng thương và đáng được giúp đỡ. Nhìn, nghe hoàn cảnh của họ con vô cùng thương xót, con chỉ muốn đem những gì mình có cho họ mà thôi. Nhưng con đã không thể làm được điều đó.
Nhiều khi con nghĩ số phận đã an bài cho mỗi người và ta không thể giúp tất cả họ được. Con có ích kỷ khi nghĩ như vậy không?
Nhiều người bảo con là keo kiệt khi không cho tiền những người có hoàn cảnh khó khăn đuợc đăng trên báo đài... Con rất buồn khi bị nói như vậy.
Hay họ đã nói đúng về bản chất thật của con thưa Thầy? Xin Thầy chỉ dạy.
Trả lời:
Từ "Dàna" trong tiếng Pàli có hai nghĩa chính:
Xả ly sự dính mắc trong của cải vật chất phát xuất từ lòng tham lam ích kỷ của bản ngã.
Giúp đỡ, chia sẻ sự khó khăn, túng quẩn của người khác để thể hiện đức vô ngã vị tha.
Cúng dường (Pùjà) Tam Bảo, cha mẹ, thầy tổ... cũng là một hình thức "dàna" với lòng tri ân và tôn kính.
Việc làm từ thiện cũng là một hình thức "dàna" với những ý nghĩa như trên, tuy nhiên chỉ nên tùy duyên mà làm chứ không nên chủ trương luôn luôn phải cứu giúp người khác một cách chủ quan. Nếu đúng duyên mà mình không làm thì đúng là ích kỷ, ví dụ nhà hàng xóm bị cháy, đang lúc láng giềng đang gặp khó khăn, tất nhiên không thể làm ngơ mà không cứu giúp.
Tóm lại, chủ trương "cho" hay "không cho" đều không đúng, mà cần phải biết rõ lúc nào nên cho, lúc nào không nên cho, và khi cho thì phải đúng với những ý nghĩa nói trên, chứ không nên cho vì mục đích bất chính khác.
✳︎ ✳︎ ✳︎
Dạ thưa Thầy, Thầy có thể chỉ cho con biết làm sao để giúp đỡ đúng người thật sự cần giúp không ạ, tại vì con sợ có những người lợi dụng lòng tốt của người khác để lừa đảo, và giúp họ thì vừa có hại cho mình, vừa tiếp tay cho họ lừa thêm những kẻ khác.
Nên con sợ không giúp được những người đang gặp khó khăn, mà toàn giúp trúng những kẻ lừa đảo. Mong Thầy chỉ cho con, con cảm ơn Thầy.
Trả lời:
Nên giúp đỡ những trường hợp biết rõ. Nếu chưa biết rõ thì nên kiểm tra kỹ...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là tình yêu vô ngã vị tha?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 10:45 23/11/2024Hỏi: Thưa thầy thế nào gọi là yêu?
Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:16 23/11/2024Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.
Xem thêm