Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/12/2018, 09:35 AM

Chử Đồng Tử - Phật tử đầu tiên của Việt Nam

Chử Đồng Tử là một trong Tứ Bất Tử có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam và là Phật tử tại gia đầu tiên tại Việt Nam.

Truyền thuyết Chử Đồng Tử

Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Chử Xá (huyện Văn Giang, Hưng Yên); có bản viết là Chử Vi Vân. Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo dục). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.

Bài liên quan

Thời ấy Vua Hùng Vương thứ ba có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Vào một ngày đẹp trời, nàng cho thuyền dạo chơi dọc sông Hồng, lúc đó Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dưới sông, nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh.

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Ngắm phong cảnh hữu tình, công chúa Tiên Dung cho dừng thuyền, sai thị nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình. Nước dội cát trôi, phút chốc nàng thấy lộ ra thân hình một chàng trai trẻ cũng không quần áo. Tr­ước ng­ười con gái có thân thể ngọc ngà, Chử sợ hãi định chạy trốn nhưng Tiên Dung ngẫm thấy là duyên trời định bèn nói: “Ta và chàng tình cờ gặp nhau thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt”, liền đó nàng truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết duyên ngay trên thuyền.

Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống cuộc đời bình dị mà hạnh phúc. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hoá trên sông. Nơi ấy trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập.

Một hôm có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên (có bản ghi là Quỳnh Vi – tham khảo “Việt sử giai thoại” – Chuyện kể Chử Đồng Tử; đây là tên một ngọn núi chỉ có trong thần thoại), Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang. Chàng bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.

Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dân hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.

Chử Đồng Tử là phật tử đầu tiên tại Việt Nam

Theo các tài liệu lịch sử, đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên - trùng mốc thời gian trong truyền thuyết Chử Đồng Tử là thời Hùng Vương thứ 18 (là đời Vua Hùng cuối cùng - khoảng năm 258 TCN).

Các học giả cho rằng, những thương nhân nước ngoài xuất hiện tại khu chợ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung rất có thể là từ Ấn Độ - nơi khởi nguồn Phật giáo - sang (họ đã vượt qua biên giới ở Bắc Ấn, sang Miến Điện rồi vào vùng Phù Nam). Khi cùng thương gia đi buôn trên biển, Chử Đồng Tử đã ghé vào một hòn đảo để lấy nước ngọt và gặp vị tăng sĩ Ấn Độ có tên Phật Quang.

4

Ngôi đền Ða Hoà - Ngôi đền thờ chính Chử Đồng Tử 

Sau khi truyền pháp, Phật Quang tặng cho Chử Đồng Tử chiếc gậy và cái nón lá - khá giống với chiếc áo cà sa và cái bát mà Phật Thích Ca truyền cho Ma Ha Ca Diếp trước khi Phật nhập Niết Bàn.

Tuy nhiên, không phải tới lúc Chử Đồng Tử gặp Phật Quang thì các nhà sử học mới xác định được Chử Đồng Tử là Phật tử đầu tiên và Phật Quang là nhà hoằng pháp đầu tiên tại Việt Nam.

Phân tích truyền thuyết cho thấy Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau là do duyên số (bản thân vợ chồng họ cũng đã nhận định như vậy) - hay chính là nghiệp lực, nhân quả trong Phật giáo.

Hãy thử nghĩ mọi chuyện theo hướng khác: Nếu như Chử Đồng Tử không vì hiếu thuận mà chôn khố theo cha, có khố mặc thì khi đang làm việc, nhìn thấy thuyền Tiên Dung đến liệu có phải vùi mình xuống cát trốn hay không? Nếu không vì tính cách phóng khoáng và tân tiến của mình, liệu Tiên Dung có đi ngao du khắp nơi và gặp Chử Đồng Tử trong tình huống khó tin nhất hay không (đi dạo trên sông nhưng không tắm sông, lại lên bờ sai người quây màn ở bụi lau để tắm; sau khi thấy Chử Đồng Tử không giận dữ đuổi đi, mà lại yêu cầu kết duyên vợ chồng)?

Nếu Tiên Dung không kết hôn với Chử Đồng Tử, liệu hai người có bị Hùng Vương đuổi khỏi Văn Lang và phải buôn bán mưu sinh? Và nếu không phát triển buôn bán, không đi buôn phương xa, liệu Chử Đồng Tử có thể gặp được nhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên và giác ngộ? Đây quả là một cuộc nhân - quả, quả - nhân duyên khởi trùng trùng.

Như vậy, từ cuộc gặp gỡ đầy duyên phận với Tiên Dung và sau là nhà sư Ấn Độ Phật Quang, Chử Đồng Tử đã trở thành Phật tử Việt Nam.

Truyện Nhất Dạ Trạch trong Lĩnh Nam Trích Quái kể lại việc Chữ Đồng Tử học được đạo Phật như sau:

"Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán kính thờ Tiên Dung (và) Đồng Tử làm chúa. Có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: "Quý nhân hãy bỏ ra một dật vàng năm nay cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quý, đến sang năm được lãi mười dật". Tiên Dung vui mừng bảo Đồng Tử: "Vợ chồng ta là bởi Trời mà nên. Nhưng cái ăn cái mặc là do người làm lấy. Nay nên đem một dật vàng cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quý để sinh sống". Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi buôn bán lênh đênh ra khắp nước ngoài. Có núi Quỳnh Viên trên núi có am nhỏ. Thương nhân ghé thuyền vào lấy nước. Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có một tiểu Tăng tên Phật Quang truyền pháp cho Đồng Tử. Đồng Tử ở lại để nghe pháp, đưa vàng cho thương nhân đi mua hàng. Đến lúc thương nhân trở về lại tới am đó chở Đồng Tử trở về nhà. Nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, vừa bảo: "Các việc linh thông đều ở đó rồi! Đồng Tử trở về, đem đạo Phật nói hết với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ nghề buôn để cùng Đồng Tử du phương tìm thầy học đạo".

Từ các tư liệu trong sử sách, liên hệ với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung, chúng ta có thể kết luận rằng, vào thời Hùng Vương, đạo Phật đã được truyền bá vào nước ta, mà cơ sở đầu tiên là núi Nam Giới, nơi biên giới giữa Văn Lang và Chiêm Thành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển

Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024

Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Xem thêm