Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 03/10/2022, 09:34 AM

Chữ nghiệp trong đạo Phật và làm gì khi nghiệp đến

Trong đạo Phật, nghiệp gồm có: ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp. Ý là suy nghĩ của mình. Khẩu là lời nói của mình. Thân được hiểu là hành động của mình.

Audio

Ý thiện tức là ý tốt hay còn gọi  thiện ý nghiệp. Với thiện ý nghiệp ấy mình đang tạo một cái nghiệp về lòng từ bi. Bởi ý thiện lúc nào mình cũng mong bạn vui, mong bạn khỏe, mong bạn thuận lợi. Ý như vậy gọi là ý từ bi. Từ là hiền từ; bi là thương xót, thương hại. Từ bi có nghĩa là thương hại trước sự đau khổ của người khác. Giải thích như vậy là giải thích câu chữ. Nếu rốt ráo theo tình thần nhà Phật, thì từ bi là ý nguyện đem chúng sanh ra khỏi mọi khổ đau, vượt qua bờ kia, bờ của an lạc. Những vị làm được điều này gọi là bồ tát. Bồ tát không ở đâu xa ngay trong cuộc sống hàng ngày  của chúng ta.

Về phương diện đạo đức, Nghiệp được chia ra làm hai loại, thiện nghiệp và bất thiện nghiệp.

Về phương diện đạo đức, Nghiệp được chia ra làm hai loại, thiện nghiệp và bất thiện nghiệp.

Khẩu nghiệp là lời nói tạo nghiệp. Thân nghiệp là hành động của mình hàng ngày. Mình nói lời ái ngữ, hành động dễ thương thì mình đã và đang tự làm cho mình, cho gia đình, cho tất cả mọi người an lạc.

Nghiệp có nghiệp chung và nghiệp riêng. Khi chúng ta còn là học sinh, chúng ta mong lớp chúng ta là lớp được trường khen, thầy cô quý mến, vì vậy chúng ta cùng nhau cố gắng học tập để lớp tiến bộ. Trong đại chúng của một chùa, một tu viện cũng vậy, đại chúng cả xuất gia tại gia phải cố gắng hành trì tu tập để cho đạo tràng của mình trang nghiêm, từ đó đem lại công đức vô lượng cho mọi người. Đó là nghiệp chung. Nhưng bởi nghiệp chung được hình thành từ nghiệp riêng của từng người. Cái nghiệp chung được làm bằng những nghiệp riêng, và cái nghiệp riêng tạo thành nghiệp chung. Nghiệp chung và nghiệp riêng tương tức với nhau. Mình và bạn là 2 người khác biệt, nhưng mình với bạn là một, là “tam luân không tịch”. Mình với bạn không khác. Mình với bạn giống như tay trái với tay phải, mình phải là một thực thể với bạn. Khi thấy được như vậy thì mình mới tha thứ, mình mới nghĩ đầy từ bi, đầy thương yêu đối với bạn. Bạn buồn mình buồn, bạn vui mình vui. Bạn phấn đấu tu tập vì đạo tràng, mình cũng phải phấn đấu tu tập vì đạo tràng để đáp lại sự mong đợi tổ tiên, sư phụ.

Muốn có nghiệp tốt, thì bản thân phải có khả năng chuyển nghiệp. Tức là hoàn cảnh nào cũng làm việc tốt, hướng thiện. Năng lượng chánh niệm có thể giúp mình chuyển nghiệp. Khi có chánh niệm, mình biết mình đang nghĩ gì, mình biết những suy tư đó có phù hợp với chánh pháp không, có đem lại lợi lạc cho mình và người khác. Chánh niệm giống một cây đèn soi sáng tâm tư của mình. chánh ngữ là lời nói đúng đắn. Ngôn ngữ chánh ngữ là ngôn ngữ xuất phát xuất từ chánh tư duy. Chánh nghiệp tức là hành động chân chánh. Chánh mạng tức là nghề nghiệp hoặc phương tiện sinh sống chân chánh. Sống bằng những phương tiện bất chính là tà mạng. Những nghề nghiệp vi phạm giới sát sanh, giới trộm cướp, giới tà dâm, phải sử dụng các chất ma túy và phải nói dối, đều là tà mạng.

Vì vậy, người Phật tử tại gia muốn có nghiệp lành, thì phải thực hành giữ năm giới. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không sử dụng chất kích thích và không nói lời vọng ngữ.

Khi nói tới Nghiệp người Việt mình thường cho rằng đó là những quả báo xấu. Nhưng không phải như vậy. Nghiệp là những thói quen, mà thói quen thì có thói quen tốt và thói quen xấu. Khi nghĩ những điều lành (cảm thông, thương yêu, tha thứ…) tức là mình đang tạo ra ý nghiệp lành. Khi mình nói những lời dễ thương, đem lại sự tự tin, an vui và hy vọng cho người khác tức là mình đang tạo khẩu nghiệp lành. Khi mình làm những việc tốt, mang lợi lạc tới cho những người xung quanh tức là mình đang tạo thân nghiệp lành. Thân nghiệp, khẩu nghiệp mà hướng thiện thì nghiệp báo của mình rất đẹp. Nhờ những nghiệp lành đó nên mình được sinh ra trong cõi bình an, được thuận lợi trong cuộc sống. Cái này, mình nghiệm ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không ai làm điều xấu mà an lạc. Nếu mình suy nghĩ điều ác; nói lời thô tục, dữ dằn; làm những việc gây khổ đau cho người khác thì mình sẽ phải hứng chịu quả báo xấu. Mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi tư duy một khi đã phát khởi thì lập tức tác thành quả báo dù rằng mình không nói ra, dù rằng không ai biết nhưng mình lãnh nhận quả báo rất đương nhiên. Quả báo lành hay quả báo dữ tùy theo nhân lành.

Cho nên bạn hãy biết rằng Nghiệp đang tạo ra từng sát na trong cuộc đời của chúng ta. Biết vậy nên hãy nghĩ tốt, nói lời ái ngữ và cố làm việc tốt bạn nhé.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đi tìm lõi cây

Kiến thức 16:17 27/04/2024

Ngày nay, khi đạo Phật ngày càng phát triển thì việc học Phật được quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Kiến thức 16:05 27/04/2024

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala

Kiến thức 15:00 27/04/2024

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Xem thêm