Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/08/2022, 14:19 PM

Chủ quán cháo vượt qua đại nạn: “Nguyện làm nhiều việc thiện để trả ơn"

Chị Dung tâm sự: “Mình làm được việc thiện cũng vui, đêm ngủ ngon. Nhiều khi thấy người già đi ngang mà mình không giúp được cũng thấy khó chịu. Lúc nào quán cũng có không khí vui vẻ, thoải mái. Bây giờ, hai vợ chồng không mong được giàu có, chỉ mong giàu tình cảm”.

Khoảng 20 năm trước, anh Trần Văn Hòa (47 tuổi, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM) rời quê vào TP.HCM mưu sinh. Anh bắt đầu kiếm sống bằng công việc chạy xe ba gác chở hàng thuê.

Có lúc trong túi không có một đồng, anh Hòa phải vay mượn bạn bè 20.000 đồng phòng thân. Không có tiền thuê nhà trọ, anh phải ngủ vỉa hè bên chiếc ba gác. 

Rồi từ chỗ mượn xe ba gác của bạn, anh dành dụm tiền mua chiếc xe ba gác mới, thuê được nhà trọ…

Thương anh Hòa hiền lành không rượu bia, thuốc lá, chị Trần Thị Dung (36 tuổi) đồng ý làm vợ sau gần 6 năm hẹn hò.

Từ ngày lấy vợ, anh Hòa chuyển sang bán trái cây, bán rau bằng xe ba gác. Dù cần cù chịu khó nhưng cả hai cũng chỉ làm ngày nào ăn ngày đó. Lúc vợ sinh con, thu nhập không ổn định, vợ chồng anh Hòa nảy sinh lục đục, cãi vã. 

“Năm 2019, trong một lần đi lấy hàng, tôi về cách nhà khoảng mấy trăm mét thì bị một chiếc xe lôi tự chế tông thẳng vào bụng. Cú tông trực diện khiến tôi ngã quỵ, đau đến không thở được. Lúc đó, tôi chỉ biết cầu nguyện ơn trên phù hộ, cứu mình vượt qua đại nạn”, anh Hòa rùng mình khi nhắc lại.

Người kiên trì làm việc thiện sẽ được chư Phật gia hộ

Sau tai nạn khủng khiếp, anh Hòa phát tâm mời người nghèo ăn cháo miễn phí.

Sau tai nạn khủng khiếp, anh Hòa phát tâm mời người nghèo ăn cháo miễn phí.

Dù may mắn thoát chết nhưng sức khỏe của anh Hòa chỉ còn 50% so với trước đó. Mỗi ngày, anh đều phải thuê người đến nhà bấm huyệt.

Quán cháo sau khi sang cho chủ mới, buôn bán không được đông khách. Vì vậy, họ đề nghị sang quán lại cho vợ chồng anh Hòa. Lúc này, sức khỏe của anh Hòa cũng tạm ổn nên cả hai quyết định mở lại quán cháo. 

Anh Hòa chia sẻ: “Lúc nằm ở bệnh viện, tôi chứng kiến nhiều mảnh đời quá khó khăn. Thế nên, tôi có suy nghĩ khi mình khỏe lại sẽ làm việc gì đó có ý nghĩa, hỗ trợ cho người nghèo khổ. Ngoài ra, tôi có thể vượt qua đại nạn cũng nhờ bề trên phù hộ. Vì vậy, tôi nguyện làm nhiều việc thiện để trả ơn”.

Nghe chồng chia sẻ lý do dán bảng mời người khó khăn ăn cháo miễn phí, chị Dung tiếp lời: “Anh có tâm sự với tôi về tâm nguyện mời người nghèo ăn cháo. Tôi hết lòng ủng hộ việc làm của anh. Giàu cũng không giàu, nghèo cũng không nghèo, hai vợ chồng bàn nhau ai khổ đến ăn cháo thì mình mời miễn phí”.

'Giàu cũng không giàu, nghèo cũng không nghèo, hai vợ chồng bàn nhau ai khổ đến ăn cháo thì mình mời miễn phí”.

"Giàu cũng không giàu, nghèo cũng không nghèo, hai vợ chồng bàn nhau ai khổ đến ăn cháo thì mình mời miễn phí”.

Vợ chồng đồng lòng làm từ thiện - phước báo không thể nghĩ bàn

Mỗi ngày, vợ chồng anh Hòa đều gặp các trường hợp người già bán vé số đi qua lại trước quán. Cả hai không thể ủng hộ bằng cách mua vé số nhưng sẵn lòng mời họ một tô cháo thơm ngon.

Mỗi khi mời được người khó khăn tô cháo, hai vợ chồng anh rất vui, cảm thấy tinh thần thoải mái. Với họ, hiện tại, quan trọng nhất không phải là tiền bạc mà là sức khỏe và tình cảm giữa người với người.

Chị Dung tâm sự: “Mình làm được việc thiện cũng vui, đêm ngủ ngon. Nhiều khi thấy người già đi ngang mà mình không giúp được cũng thấy khó chịu. Lúc nào quán cũng có không khí vui vẻ, thoải mái. Bây giờ, hai vợ chồng không mong được giàu có, chỉ mong giàu tình cảm”.

Nhiều người bán vé số ghé vào ăn cháo có thói quen để lại 5.000 đồng trên bàn. Họ bảo ăn nhiều quá nên ngại, phải trả một ít tiền mới thấy an lòng.

“Mình cũng hiểu họ có lòng tự trọng nên mới đề bảng lấy 5.000 đồng, chứ thật ra miễn phí cũng chẳng đáng bao nhiêu. Ai đến mình cũng sẵn lòng đón tiếp, không cần biết hoàn cảnh ra sao. Mình nghĩ cũng không nghĩ nhiều người lừa gạt chỉ để ăn một tô cháo miễn phí”, anh Hòa cho biết.

Dù việc mời cháo miễn phí có ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình nhưng vợ chồng anh bảo nhau cứ kệ, miễn vui vẻ là được. 

Cả anh Hòa và chị Dung đều mang nhiều chứng bệnh, cần tiền để thuốc thang. Nhưng hai vợ chồng đều đồng lòng không nhận tiền ủng hộ của người hảo tâm để duy trì quán cháo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chùa Bà Đa trao quà cho người khó khăn

Gieo mầm thiện 18:00 15/05/2024

Chiều 8/4/Giáp Thìn (15/5), chùa Bà Đa (số 02 An Tư Công Chúa, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) đã trao tặng 100 suất quà bao gồm gạo, dầu ăn và tịnh tài cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Mỹ An.

Phật giáo tỉnh Tiền Giang khai mạc Tuần lễ Phật đản PL.2568 và khởi động “Phiên chợ 0 đồng”

Gieo mầm thiện 11:30 15/05/2024

Sáng ngày 15/5/2024 (Mùng 8 tháng 4 năm Giáp Thìn), Thường trực BTS GHPGVN tỉnh đã trang nghiêm tổ chức Khai mạc Tuần lễ Phật đản PL.2568; đồng thời khai mạc “Phiên chợ Không đồng” hỗ trợ trên 500 bà con nghèo, các hoàn cảnh khó khăn.

Nhà sư luôn giúp trò nghèo và người bệnh

Gieo mầm thiện 09:54 12/05/2024

Thời gian qua, ngoài thực hiện tốt công tác Phật sự, ĐĐ.Thích Huệ Trí và Ban Hộ trì Tam bảo chùa Linh Quang (xã Phú Hòa, huyện Định Quán) còn tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội thông qua việc giúp đỡ học bổng cho học sinh; tổ chức bếp ăn từ thiện; đóng góp xây dựng công trình nông thôn…

Trẻ nhỏ nghe kinh, niệm Phật thì thiện căn sẽ rất sâu dày

Gieo mầm thiện 09:25 10/05/2024

Trẻ nhỏ có thể nghe Kinh, có thể niệm Phật thì thiện căn sẽ vô cùng sâu dày, đứa trẻ này phải chăm sóc cho tốt. Vì sao vậy?

Xem thêm