Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/06/2024, 19:00 PM

Chư thiên cũng luyến tiếc khi mãn hạ an cư

Trong mùa an cư, chư Tăng thuờng cầu nguyện hộ pháp, thiện thần, chư Thiên gia hộ cho đạo tràng được sung mãn, ổn định. Có điều mà chúng ta ít nghĩ đến là chư vị ấy cũng theo chúng Tăng nghe pháp và tu tập. Nên khi an cư xong, các Tỷ kheo ra đi, chư Thiên cũng buồn, lưu luyến và tiếc thương…

Một thời, nhiều Tỷ kheo trú tại khu rừng ở Kosala. Sau khi an cư ba tháng mùa mưa xong, các Tỷ kheo bắt đầu du hành.

Bấy giờ một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, không thấy các Tỷ kheo nữa liền ưu buồn, nói lên bài kệ: Hôm nay tâm của ta/Cảm thấy không vui vẻ/Khi thấy nhiều chỗ ngồi/Trống không, không có người/Những bậc Đa văn ấy/Thuyết pháp thật mỹ diệu/Đệ tử Gotama/Hiện nay đang ở đâu?Khi nghe như vậy, một vị Thiên khác nói lên bài kệ: Họ đi Magadha/Họ đi Kosala/Và một số vị ấy/Đi đến xứ Vajjà/Như nai thoát bẫy sập/Chạy nhảy khắp bốn phương/Tỷ kheo không nhà cửa/Sống giải thoát như vậy.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 9, phần Đa số hay du hành, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.437)

An cư: Mùa thanh tu, hòa hợp

01

Lời bàn: 

Mỗi khi mùa mưa đến, chư Tăng lo thu xếp Phật sự, chuẩn bị nhập chúng an cư. Thời Thế Tôn tại thế, trụ xứ an cư có thể là tinh xá Trúc Lâm, Kỳ Viên hay thôn xóm và thường là những khu rừng. An cư xong, chư Tăng ngày nay trở về chùa, còn các Tỷ kheo ngày xưa thì tiếp tục du hành.

Trong mùa an cư, chư Tăng thuờng cầu nguyện hộ pháp, thiện thần, chư Thiên gia hộ cho đạo tràng được sung mãn, ổn định. Có điều mà chúng ta ít nghĩ đến là chư vị ấy cũng theo chúng Tăng nghe pháp và tu tập. Nên khi an cư xong, các Tỷ kheo ra đi, chư Thiên cũng buồn, lưu luyến và tiếc thương…

Như một vị Thiên ở rừng Kosala, khi chúng Tăng đi rồi, nhìn thấy khu rừng trống vắng và nhất là không được nghe diệu pháp nữa nên cảm thấy buồn. Thì ra, việc tu tập an cư của chúng chúng Tăng không chỉ thăng hoa tự thân, làm ruộng phước cho Phật tử mà còn giáo hóa cả những người “khuất mặt”. Chư Thiên biết rõ từng tâm niệm của người phàm.

Do đó, chúng Tăng phải đạt được thanh tịnh, hoan hỷ và hòa hợp đích thực mới cảm hóa được họ, ra đi khiến họ phải kính tiếc. Sau mỗi mùa an cư, chư Tăng thời Thế Tôn đa phần đều chứng Thánh. Còn các Tỷ kheo ngày nay, an cư xong dù chưa chứng quả nhưng cũng cảm nhận được đạo vị, đạo tình của an lạc và thanh tịnh.

Nhờ nỗ lực tu tập trong mùa an cư và đặc biệt là thành tựu pháp Tự tứ khi mãn hạ, chư Tăng đã tự thanh lọc và hoàn thiện mình để xứng đáng là nơi nương tựa của trời và người. Ngày Tăng Tự tứ, Phật hoan hỷ, chư Thiên hoan hỷ và Phật tử cũng hoan hỷ. Mùa an cư đi qua, đọng lại trong lòng mọi người là sự an lạc và luyến tiếc, mong hội ngộ vào mùa mưa sang năm là một sự thành tựu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Xem thêm