Những làn hương giới đức mùa an cư
Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ngày và đêm trôi qua, ta đã làm gì?". Điều phản tỉnh này nhằm để nhắc nhở phải tinh tấn nỗ lực bổ túc pháp tu còn thiếu sót.
1. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Hành vi của ta phải làm khác kẻ thế". Điều phản tỉnh này nhằm để tự nhắc mình phải thu thúc oai nghi, nghiêm tịnh sở hành.
2. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Phải chăng ta không tự trách giới hạnh của mình được chứ?". Điều phản tỉnh này nhằm tự kiểm điểm lỗi lầm và sanh tâm hổ thẹn tội lỗi.
3. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta có tướng mạo khác kẻ thế" - Điều này, tiếng Vevaṇṇiya vừa có nghĩa là hình dạng khác, như cạo bỏ râu tóc, mặc y ca sa..., vừa có nghĩa là "Vô giai cấp", tức là vị sa môn không thuộc giai cấp nào trong xã hội. Theo chú giải, vị tỳ-kheo phản tỉnh điều này để dứt trừ kiêu mạn.
4. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Sự nuôi mạng của ta tùy thuộc vào người khác". Điều phản tỉnh này nhằm để tự nhắc nhở mình không nên dể duôi, phải sống chánh mạng và sống xứng đáng với sự cấp dưỡng của người.
5. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Phải chăng các bạn đồng phạm hạnh trí thức khi xét đến ta, sẽ không chê trách ta về giới hạnh chứ?" Điều phản tỉnh này nhằm để giúp cho vị tỳ- kheo cẩn trọng về giới hạnh, có tâm ghê sợ lỗi lầm.
6. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta cũng phải biệt ly với tất cả những người thân kẻ mến". Điều phản tỉnh này nhằm để diệt giảm tâm dính mắc ái luyến với người vật vừa lòng, và cũng để dạy tâm quán niệm sự vô thường.
7. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng:
"Ta có nghiệp là sở hữu,
ta thừa tự nghiệp,
nghiệp là thai tạng,
nghiệp là quyến thuộc,
nghiệp là chỗ nương, ta tạo nghiệp tốt hay xấu gì thì sẽ hưởng quả của nghiệp ấy". Điều phản tỉnh này nhằm để ngăn ngừa sự hành ác nghiệp do thân, khẩu, ý.
8. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ngày và đêm trôi qua, ta đã làm gì?". Điều phản tỉnh này nhằm để nhắc nhở phải tinh tấn nỗ lực bổ túc pháp tu còn thiếu sót.
9. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta có ưa thích ở nơi thanh vắng chăng?". Điều phản tỉnh này nhằm để khích lệ nhắc nhở mình sống hạnh viễn ly.
10. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng của bậc thánh hay chưa để lúc lâm chung các bạn đồng phạm hạnh hỏi đến, ta sẽ không hổ thẹn". Điều phản tỉnh này nhằm để nhắc nhở mình phải chết có giá trị, không là người chết vô vị.
Trích: Kho tàng Pháp học.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm