Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/02/2016, 22:19 PM

Chữ “tôi”

Luôn quán xét bản thân, tự giác nhìn nhận lỗi lầm của mình, gạt bỏ đi chữ TÔI cố chấp là việc nên làm. Còn nếu không hiểu được chân lý, cứ luôn đổ lỗi cho người khác, không chịu tu, không chịu sửa mình thì trọn đời chẳng đi tới đâu. 

Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng, cho là cái rốn của vũ trụ, nên muốn mọi người đều quý trọng, đều hướng về mình. Bởi vậy trong nhà Phật luôn phá chấp ngã. Nếu còn chấp ngã nặng thì chẳng những đối với chân lý, với lẽ phải mình không thấy, không biết mà đối với mọi người xung quanh ta đều đặt ra nhiều điều bất công, sai lầm khiến cho người, vật khổ đau vì mình.

Bản ngã chính là một trong những bài học mà Đức Phật luôn cố gắng truyền dạy cho các đệ tử của mình suốt những năm Người đi giảng pháp. “Thế giới này vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ra, nhưng không thuộc về ta”. Chính vì suy nghĩ bản thân là quan trọng nhất, mọi thứ trên thế gian đều vì ta mà có nên cả cuộc đời luôn mắc kẹt trong thế giới của chính mình. 

Bản ngã của mỗi người thường thể hiện ở những việc rất nhỏ. Như quan điểm cá nhân về một ý kiến nào đó, không thừa nhận lỗi lầm của bản thân khi mình mắc lỗi. Chính sự cố chấp ấy khiến ta phiền não và đau khổ bởi chính “sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai”. 

Khi đứng trước một sự lựa chọn hay tranh luận với ai đó, điều đầu tiên mà mỗi người luôn nghĩ tới ấy chính là lợi ích của bản thân. Không ai muốn mình là người bị thiệt trong bất cứ trường hợp nào. Đầu tiên chúng ta trao đổi, sau đó là tranh luận và khi không thể giải quyết trong sự ôn hòa thì sẽ nghĩ tới việc cãi nhau. Nặng hơn nữa, còn có những người lao vào đánh nhau chỉ để bảo vệ ý kiến của bản thân mình.
 
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rẳng: “Một phụ nữ cao niên qua đời được các thiên thần dẫn đến Tòa Phán Xét. Khi kiểm tra hồ sơ của bà, Thẩm Phán không tìm ra một hành động bác ái nào của bà trừ một củ cà rốt mà bà cho một người ăn mày sắp chết. Tuy nhiên hành động bác ái duy nhất đó lại thuyết phục đến nỗi Thẩm phán tuyên bố bà sẽ được dẫn lên thiên đàng. Củ cà rốt được mang tới tòa và trao cho bà. Lúc bà đón lấy, củ cà rốt bắt đầu lớn lên như được kéo bởi một sợi dây vô hình nào đó và bà được nhấc lên tận trời cao.

Một người ăn xin xuất hiện. Ông bám vào viền áo bà và được nhấc lên cùng bà, một người thứ ba chộp lấy chân của người ăn xin và cũng được nhấc lên. Ngay sau đó cả một dãy những người được nhấc lên bằng củ cà rốt. Dù lạ thường, người phụ nữ vẫn không cảm thấy sức nặng của những người bám vào. Quả thực, vì hướng nhìn về trời nên bà không thấy họ.

Họ bay lên ngày càng cao cho đến khi gần như chạm cổng trời. Đó là lúc người phụ nữ ngoái lại để nhìn trần gian lần cuối và thấy toàn bộ đoàn người đằng sau bà. Bà nổi cáu! Bà hống hách vẫy tay, la lớn, “Buông ra, tất cả các người buông ra! Củ cà rốt là của tôi!”. Tỏ vẻ hống hách, bà buông củ cà rốt ra ngay lúc ấy – bà rơi xuống cùng toàn bộ đoàn người.

Một lý do duy nhất cho mọi tội lỗi trên trần gian: “Cái này là của tôi!”.

Chỉ vì nghĩ cho bản thân mà người phụ nữ ấy thay vì được lên thiên đàng lại phải đọa lại nơi địa ngục. Nếu lúc đó bà nghĩ cho những người đang đi sau mình mà vứt bỏ đi cái tôi cá nhân thì có lẽ tất cả đều đến được nơi hạnh phúc kia. Câu chuyện này phần nào giúp ta hiểu rõ về hậu quả mà bản ngã đem lại. Hay nói cách khác bản ngã chính là cái gốc của khổ đau.  

“Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương”

Các bạn có biết trên đời này tấm bằng nào là lớn nhất không? Có người nói đó là bằng thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư… Nhưng thật ra chưa đúng, với tôi đó chính là bằng lòng. Thời nay ít có ai biết bằng lòng với cuộc sống của mình. Chúng ta cứ ghen tị với người đời khi thấy họ giàu hơn mình, giỏi hơn mình. Nói chung cứ có gì “hơn mình” là chúng ta thấy không vừa ý, rồi sinh ra phiền não.

Khi không bằng lòng với vấn đề gì chúng ta hiển nhiên sẽ tìm sự bất công trong cuộc sống. Cứ luôn bủa vây bởi dòng suy nghĩ: vì sao mình lại không giàu có như mọi người, vì sao công việc của mình không thuận lợi, vì sao mọi người không yêu quý và tôn trọng mình?... Và như thế chúng ta chỉ luôn nhìn thấy những tiêu cực và bất công. Như vậy mới thấy tất cả sự trói buộc là do bản thân chúng ta tự nguyện. Duyên chúng ta tạo ra rồi chúng ta tự mắc vào nó. Muốn thoát ra khỏi nó cũng tự chúng ta gỡ, chứ không ai gỡ giùm được.

Lý vô ngã của đạo Phật là chỉ cho tâm thức cũng như thể xác này là một dòng biến chuyển liên tục. Nó chuyển hóa rất nhanh nên chúng ta không thấy tưởng là một. Chính vì biến chuyển nên chúng ta tạo duyên cho nó thăng hoặc trầm. Hiểu như  vậy mới thấy ý nghĩa tùy duyên của đạo Phật. Duyên đủ thì hợp, duyên thiếu thì tan, duyên tốt thì thăng, duyên xấu thì trầm. Cho nên chúng ta khéo tạo duyên thì cuộc sống sẽ tiến. Ngược lại ta không khéo tạo duyên xấu thì cuộc sống sẽ chìm xuống.

Người biết đạo nhận ra chúng ta có bản ngã, có chữ TÔI chi phối trong cuộc đời nên ý thức sâu sắc được mọi sự trên thế gian. Chúng ta muốn chuyển biến nó theo chiều sáng suốt thì tạo điều kiện cho nó sáng suốt, muốn chuyển biến theo chiều tối tăm thì tạo điều kiện cho nó tốt tăm. Có vậy mới là tu được. Bởi tu là chuyển từ chấp ngã thành vô ngã, tâm thức từ xấu thành tốt, từ dở thành hay, từ trầm luân thành giải thoát. Khi loại bỏ được cái TÔI, phá được chấp ngã thì mọi bất công sẽ hết, mọi đau khổ không còn. Đó là lúc chúng ta biết ứng dụng đạo Phật trong cuộc đời, đem lại một sức mạnh tích cực, chuyển biến đời mình và chuyển biến mọi vật xung quanh. 

Năm cũ sắp qua, năm mới đang tới mong sao tất cả quý vị Phật tử ai cũng hiểu được chấp ngã chính là cái gốc của bất công, của khổ đau. Cố gắng thực hành theo những lời Phật dạy để từ người dở thành con người hay, từ con người phàm thành bậc giác ngộ. Đó là sức mạnh của người học đạo. 

Luôn quán xét bản thân, tự giác nhìn nhận lỗi lầm của mình, gạt bỏ đi chữ TÔI cố chấp là việc nên làm. Còn nếu không hiểu được chân lý, cứ luôn đổ lỗi cho người khác, không chịu tu, không chịu sửa mình thì trọn đời chẳng đi tới đâu. Không những uổng phí cả một kiếp người mà còn chịu luân hồi, mãi chìm đắm trong mê tối, không nhìn thấy ánh sáng của trí tuệ. 

Nguyễn Linh Chi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm