Chùa Bà Đen: Ngôi chùa cổ 300 năm ở Tây Ninh
Chùa Bà Đen ngự trên núi Bà Đen hay núi Vân Sơn. Ngôi chùa là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Tây Ninh, thu hút rất đông Phật tử và du khách đến chiêm bái.
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Chùa Bà Đen nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Chùa đã tồn tại hơn 300 năm, lúc đầu chỉ là miếu nhỏ sau được xây dựng như ngày nay. Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu.

Dẫn lên chùa là con đường 1.500 bậc, đi vòng quanh những tảng đá, cây rừng um tùm hai bên. Từ chân núi mất hơn một giờ để lên đến chùa nằm ở độ cao hơn 200 m.

Nơi thờ tự chính của chùa là hang đá rộng khoảng 5 m2, đặt điện thờ Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu". Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Quân lính đói lả, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin giúp đỡ. Đêm đó, Bà Đen xuất hiện trong mộng của chúa và chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ. Năm 1790, Nguyễn Ánh đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất điện thờ.

Trong hang đá có tượng và tủ đựng y trang của Bà Đen do người dân dâng cúng.

Phần lớn không gian chùa hiện nay được xây dựng, trùng tu qua nhiều năm với kiến trúc hài hòa giống các chùa cổ trong nước.

Bên cạnh hang đá là chánh điện, được xây dựng năm 1996. Tiền đường thờ Tiêu Diện, tầng trên thờ Bồ Tát Di Lặc. Phía ngoài là sân thờ Bồ Tát Quan Âm.

Chánh điện rộng hơn 200 m2, với nhiều cột kèo, gian thờ sơn son thếp vàng. Nơi này có tượng Phật Thích Ca cao 2,5 m; ở hai bên là các tượng Bồ Tát, Thập Bát La Hán...

Rải rách quanh vách núi là chùa Trung, chùa Phật và chùa Hang. Đó là những nơi tu học cho tăng ni, Phật tử và đón tiếp khách chiêm bái hàng năm.

Khách hành hương đến chùa, miếu Bà rất đông vào tháng Giêng và lễ vía Bà, ngày 5 và 6/5 Âm lịch. Người tới đây đều được phục vụ cơm chay miễn phí. "Nhà tôi hầu như năm nào cũng đến viếng chùa vào dịp Tết, mong làm ăn suôn sẻ, gia đình hạnh phúc. Chùa nằm trên núi nên phong cảnh hữu tình, không gian thoáng đãng", anh Minh Sơn (TP HCM) chia sẻ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ngôi chùa cổ đẹp nao lòng bên bờ sông Hậu
Chùa Việt
Chùa Nam Nhã nằm bên bờ sông Hậu, có kiến trúc Đông Dương độc đáo, trở thành nơi hành hương và thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc
Chùa Việt
Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội
Chùa Việt
Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Chùa Lâm Dương - đạo quán cổ trên đất làng rèn
Chùa Việt
Chùa Lâm Dương nằm bên bờ con sông Nhuệ, thuộc vùng cửa ngõ phía Tây Nam của nội thành Hà Nội. Hệ thống tượng thờ phản ánh đậm nét những tư tưởng của Đạo giáo chính thống, đồng thời cũng thể hiện xu hướng bản địa hóa của Đạo giáo, sự kết hợp với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian để đan xen phát triển trong các thời kỳ lịch sử.
Xem thêm