Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/12/2019, 06:35 AM

Chùa Bàng Long: Ngôi chùa Việt được xây dựng đầu tiên tại Lào

Chùa Bàng Long ở Thủ đô Viêng Chăn (Lào) là một trong những ngôi chùa lớn nhất của người Việt Nam tại Lào. Từ hàng chục năm nay, chùa luôn tổ chức các hoạt động lễ giáo nhằm quy tụ bà con, tăng ni, phật tử có các hoạt động hướng về đất nước cũng như tăng cường tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

 >>Chùa Việt

Trong số hơn một chục ngôi chùa Việt rải rác khắp nước bạn Lào, chùa Bàng Long là ngôi ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại Lào năm 1942. Tên Chùa Bàng Long cũng nhắc nhở cho các thế hệ con cháu người Việt tại Lào không quên nguồn cội. Chữ Bàng là thời đại Hồng Bàng, còn chữ Long có nghĩa là Lạc Long Quân.

Chùa Bàng Long là ngôi ngôi chùa Việt được xây dựng đầu tiên tại Lào

Chùa Bàng Long là ngôi ngôi chùa Việt được xây dựng đầu tiên tại Lào

Bài liên quan

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, trụ trì đời thứ 5 tại chùa Bàng Long, cho biết: “Ngày xưa, chùa này không chỉ là nơi sinh hoạt cho cộng đồng ở Viêng Chăn mà xem như là cả nước. Tất cả các chùa Thượng, Trung, Hạ Lào cũng đều quy tụ về đây để thực hiện đời sống tâm linh của mình và tu học Phật pháp tại đây. Ngày xưa, chỗ đây rất sầm uất và hy vọng hiện tại cũng như tương lai, ngôi chùa đây cũng xem như là ngôi chùa trung tâm của Phật giáo Việt Nam tại Lào, đây là chỗ quy tụ, tu học cho tăng ni phật tử trong hiện tại cũng như tương lai”.

Quang cảnh chùa Bàng Long.

Quang cảnh chùa Bàng Long.

Bài liên quan

Ý định xây một ngôi chùa truyền bá giáo lý đạo Phật cho Việt kiều tại Vientiane có từ năm 1938. Nhưng mãi tới năm 1942 đề nghị trên mới được vua Lào, Phó vương Lào và Toàn quyền Đông Pháp chấp nhận. Cuối năm đó, xây xong ngôi nhà Tổ. Do khó khăn về tài chính và chiến sự xảy ra nên mãi tới năm 1945 ngôi chùa mới được khánh thành. Chùa được đặt tên là Bàng Long, nghĩa là Hồng Bàng và Lạc Long Quân, để nhắc nhở cho các kiều bào Việt Nam đang sinh sống ở Lào phải biết thương yêu đùm bọc nhau hơn, để thực sự xứng đáng là con Hồng cháu Lạc. Hội Việt kiều đề nghị Giáo hội Tăng già Bắc Việt cử hai Hoà thượng Thích Đại Bái và Thích Đại Hải sang làm trụ trì đời thứ 1, để hướng dẫn Phật pháp cho kiều bào Việt Nam đang sinh sống tại thủ đô Vientiane.

Sau khi Hòa thượng Thích Trung Quán, trụ trì đời thứ 4 của chùa viên tịch năm 2003, chùa Bàng Long vắng bóng sư trụ trì nên đã phần nào giảm bớt sự quy tụ của kiều bào đến sinh hoạt tôn giáo.

Sau khi Hòa thượng Thích Trung Quán, trụ trì đời thứ 4 của chùa viên tịch năm 2003, chùa Bàng Long vắng bóng sư trụ trì nên đã phần nào giảm bớt sự quy tụ của kiều bào đến sinh hoạt tôn giáo.

Bài liên quan

Sau 10 năm vắng bóng sư trụ trì (1945-1954), năm 1955, ông Trịnh Văn Phú, nguyên Hội trưởng Hội Phật giáo Việt kiều Vientiane, nguyên Trưởng ban Sáng lập chùa Bàng Long đã cùng bà con kiều bào Việt Nam tại Vientiane làm đơn gửi Giáo hội Tăng già Việt Nam thỉnh cầu Thượng tọa Thích Nhật Liên về trụ trì chùa Bàng Long từ năm 1956 đến 1969. Và từ 1969-1978 Hòa thượng Thích Trung Quán kế đăng trụ trì. Sau khi Hòa thương Trung Quán sang Pháp hoằng đạo, giao lại cho hai sư Ni trông coi chùa.

Chư Tăng, Ni làm lễ tưởng niệm Hòa thượng Thích Trung Quán ngày 26-3.

Chư Tăng, Ni làm lễ tưởng niệm Hòa thượng Thích Trung Quán ngày 26-3.

Bài liên quan

Sau khi Hòa thượng Thích Trung Quán, trụ trì đời thứ 4 của chùa viên tịch năm 2003, chùa Bàng Long vắng bóng sư trụ trì nên đã phần nào giảm bớt sự quy tụ của kiều bào đến sinh hoạt tôn giáo. Ngày 12 tháng 9 năm 2014, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức ra Quyết định công cử Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng sơn môn tổ đình Kim Liên, là sư đệ của Hòa thượng Thích Trung Quán, lãnh trách nhiệm trụ trì chùa Bàng Long tại thủ đô Vientiane, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, để quản lý, điều hành, hướng dẫn Phật pháp và phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các Phật tử và cộng đồng người Việt Nam tại Lào, theo đúng tinh thần Phật pháp, Pháp luật của Nhà nước và Hiến chương của Giáo hội.

Phật tử Việt Nam tại Lào tham dự lễ Phật.

Phật tử Việt Nam tại Lào tham dự lễ Phật.

Đối với người Việt Nam trên khắp thế giới nói chung và ở Lào nói riêng, ngôi chùa Việt không chỉ là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa tâm linh của người Việt, mà còn là nơi quy tụ để bà con cùng đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và cùng nhau hướng về Tổ quốc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm