Dáng chùa Việt uy nghiêm trên đỉnh Đông Dương
Tọa lạc trên đỉnh núi cao nhất Đông Dương, nơi suối nguồn linh khí của dân tộc, quần thể văn hóa tâm linh Fansipan cũng là nơi hội tụ những kiến trúc chùa Việt truyền thống tuyệt đẹp.
>> Những ngôi chùa Việt độc đáo
Toạ lạc tại độ cao 3.000 mét, quần thể văn hóa tâm linh Fansipan Legend khánh thành vào ngày 30/01/2018, gồm các cụm công trình trải dài từ độ cao hơn 1.600 mét tới chóp tháp 3.143 mét được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.Cụm công trình bao gồm hệ thống các điểm đến văn hóa tâm linh được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa cổ thuần Việt như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Nơi đây còn hội tụ nhiều điểm đến tâm linh như Đại Phật Tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Vọng Lĩnh Cao Đài, Bảo tháp linh thiêng và đường La Hán chạy men theo sườn núi…

Toạ lạc tại độ cao 3.000 mét, quần thể văn hóa tâm linh Fansipan Legend khánh thành vào ngày 30/01/2018.
Bích Vân Thiền Tự tọa lạc ngay phía trên cổng tam quan Thanh Vân Đắc Lộ, gần nhà ga đến cáp treo Fansipan. Công trình được thiết kế và xây dựng theo đúng phong cách kiến trúc của những ngôi chùa Bắc Bộ. Khoảng sân phía trước chùa là nơi các đoàn du khách thực hiện lễ dâng hương đồng thời tranh thủ ngắm nhìn trọn vẹn dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, huyền ảo giữa trùng mây.

Đài gác Đại Hồng Chung còn có tên gọi là Vọng Lĩnh Cao Đài.
Đặt trên trục chính của Bích Vân Thiền Tự, đài gác Đại Hồng Chung còn có tên gọi là Vọng Lĩnh Cao Đài.. Công trình cao 35 mét, gồm 5 tầng, có bố cục thẳng đứng với lầu chuông 8 mái, gợi nhắc những nét kiến trúc điển hình ở các ngôi cổ tự nổi tiếng miền Bắc như chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp, chùa Keo…

Chùa được xây dựng trên mặt bằng bề thế nhưng các hạng mục công trình hầu hết đều có kích thước hạn chế để phù hợp với cảnh quan, địa thế núi cao, đồng thời, tạo nên một quần thể kiến trúc phong cảnh hài hòa.
Kim Sơn Bảo Thắng Tự - công trình mang kiến trúc của một ngôi chùa cổ nằm cheo leo trên đỉnh núi, dáng chùa hòa với màu xanh của đại ngàn, khi ẩn hiện giữa màn sương đẹp tựa chốn bồng lai.
Phong cách chủ đạo của kiến trúc các công trình được kế thừa từ những tiền mẫu di tích chùa gỗ có niên đại sớm nhất Việt Nam như chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội), chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên), chùa Thầy (Hà Nội)… Chùa được xây dựng trên mặt bằng bề thế nhưng các hạng mục công trình hầu hết đều có kích thước hạn chế để phù hợp với cảnh quan, địa thế núi cao, đồng thời, tạo nên một quần thể kiến trúc phong cảnh hài hòa.

Nét trang nghiêm trốn thiền môn.
Bên trong công trình, ở vị trí trung tâm là Đại Hùng Bảo Điện, nơi quy tụ nhiều pho tượng Phật do các nghệ nhân tạc tượng nổi tiếng của Việt Nam chế tác. Phong cách bài trí tượng trong chùa tuân thủ nghiêm ngặt quy định của thiền phái Bắc tông.
Dọc hai bên tòa thượng điện là hành lang tả vu, hữu vu, trưng bày 18 pho tượng La Hán sơn son thếp vàng tinh tế.

Gian trưng bày 18 pho tượng La Hán sơn son thếp vàng tinh tế.
Tuy là công trình lớn nhất của quần thể văn hóa tâm linh Fansipan nhưng Kim Sơn Bảo Thắng Tự cũng chỉ có 5 gian, cao dưới 10 mét, sân thềm rộng không đến 30 mét. Kiến trúc chùa được thiết kế tựa vào thế núi.

Các đường nét, chi tiết trang trí mái chùa được chế tác theo hình mẫu từ các di chỉ thành Thăng Long, làm bằng gỗ mộc...
Các đường nét, chi tiết trang trí mái chùa được chế tác theo hình mẫu từ các di chỉ thành Thăng Long, làm bằng gỗ mộc hoặc đất nung có tráng men đồng để đủ sức chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên khu vực đỉnh nhưng đồng thời, vẫn gìn giữ phát huy được nét đẹp giản dị mà tinh tế của kiến trúc cổ truyền.
Nằm ngay trên trục chính của Kim Sơn Bảo Thắng Tự và tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát là Bảo tháp 11 tầng linh thiêng. Công trình ốp đá sa thạch khai thác từ miền Trung với dấu ấn nghệ thuật kiến trúc thời Trần đậm nét. Tiền mẫu của công trình chính là ngôi tháp chùa Phổ Minh nổi tiếng ở Nam Định, cũng được biết đến là nơi quan xá lơị Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát.
Men xuống theo Đường La Hán hoặc các lối thang đá nhỏ hẹp, quanh co, là lầu chuông, tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát, miếu sơn thần, Đại tượng Phật A Di Đà bằng đồng lớn nhất Việt Nam...

Đại tượng Phật A Di Đà, nơi giữ và thờ xác lợi Phật.
Đặc biệt, nơi đây còn tôn thờ xá lợi Phật, đặt trong lòng Đại tượng Phật A Di Đà. Đây là Ngọc xá lợi Phật được các cao tăng Myanmar trao tặng tổ đình Vĩnh Nghiêm, và được tổ đình Vĩnh Nghiêm cúng dường Đại Tượng Phật tại Fansipanan, nguyện cầu Quốc thái Dân an.
Ngọc xá lợi Phật được cất giữ trong tháp đồng nhỏ, đặt trang trọng trong tháp pha lê lưu ly 7 tầng, tỏa sáng lung linh giữa không gian trang nghiêm mà lộng lẫy trong lòng Đại Tượng Phật A Di Đà ở độ cao 3000mét.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ghé thăm ngôi chùa kiến trúc Tây Tạng độc đáo ở Hà Nội
Chùa Việt
Chùa Long Quang tọa lạc trên đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 600 năm. Với vị trí hướng ra ngã ba sông Tô Lịch, ngôi chùa không chỉ là nơi cầu bình an của Phật tử mà còn nổi bật nhờ kiến trúc Tây Tạng.

Độc đáo ngôi chùa giữa lòng hang núi lửa
Chùa Việt
Chùa Hang không sư ở Lý Sơn, nằm hoàn toàn trong hang núi lửa, là điểm đến độc đáo. Với lịch sử hơn 400 năm, nơi đây từng là nơi thờ tự của người Chăm, giờ là chùa Phật giáo nổi tiếng.

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Việt
Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi
Chùa Việt
Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…
Xem thêm