Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/12/2019, 08:36 AM

Quan hệ giữa Việt Nam với Lào và Campuchia thông qua Phật giáo

Theo truyền thống lịch sử của cả 3 dân tộc, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, tình cảm, văn hóa, đạo đức của người dân. Điều đó là một lợi thế quan trọng khi thông qua Phật giáo để củng cố, xây dựng quan hệ Việt Nam với các quốc gia trong khu vực có cùng chung tín ngưỡng Phật giáo.

 >>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Lào: Vào thế kỷ XVII, đất nước Lào khá phát triển và có quan hệ tốt với các nước láng giềng. Lào và một số nước lân bang thường cử sứ giả sang Việt Nam. Vua Lê Thế Tông (1573 – 1599) đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần Lào và các nước đa số đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ (nay là chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ, Hà Nội).

Mối quan hệ quốc gia nói riêng, và tính chất nghi lễ Phật giáo đã có từ đó tạo dựng nên mối quan hệ đặc biệt cho Phật giáo hai nước từ đó cho đến nay. Gần đây, không chỉ là mối quan hệ song phương, Phật giáo 2 nước còn cùng tham gia các hoạt động và tổ chức Phật giáo quốc tế.

Phật giáo Lào và Campuchia thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Lào và Campuchia thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Bài liên quan

Lào là quốc gia đạo Phật từ lâu đã được xem là “Quốc đạo”, nên trong mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, quan hệ Phật giáo giữa 2 nước tự thân có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Do vậy, các tổ chức Phật giáo và bà con phật tử ở hai nước đã có những mối giao hảo vừa mang yếu tố hợp tác Phật giáo, vừa là tình bà con láng giềng hữu nghị gắn bó keo sơn.

Từ năm 2005, Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ do Vụ trưởng vụ Phật giáo làm trưởng đoàn, cùng Đại diện đoàn đại diện GHPGVN do HT Dương Nhơn làm Phó chủ tịch HĐTS dẫn đầu đã thăm hữu nghị Phật giáo Lào và Campuchia. Tại Lào đoàn được tổ chức Liên minh Phật giáo Lào và Ủy ban Mặt trận tổ quốc bảo vệ xây dựng đất nước Lào đón tiếp, hai bên đã ký bản ghi nhớ và từ đó đến nay mối quan hệ Phật giáo giữa 2 nước đã có những bước phát triển đáng kể.

Hiện nay ở Lào có 15 chùa người Việt, có Hội Phật tử Việt Nam tại Thủ đô Viêng chăn, Păc xế, Savanakhet, năm 2018 hợp thành một tổ chức chung trực thuộc Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tại Lào. Quan hệ giữa GHPGVN và Phật giáo Lào là thân tình và hữu nghị, tuy nhiên thực sự chưa đạt tới sự hợp tác chặt chẽ và nổi bật.

Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất

Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất

Bài liên quan

Quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Campuchia: GHPGVN có mối quan hệ tốt đẹp với cả 2 phái Phật giáo Campuchia, tuy nhiên có sự gắn bó, thân tình hơn với phái Đại chúng, bởi lý do: Tháng 4 năm 1975, sau khi tiến chiếm Phnôm pênh, chế độ Pôn Pốt Ingsari đã tiến hành hoạt động diệt chủng trên toàn quốc Campuchia, trong đó, có việc xóa bỏ triệt để Phật giáo, tôn giáo chính của Campuchia. Phật giáo Campuchia từ tháng 4/1975 gần như bị xóa sổ, rơi vào tình cảnh bi đát chưa từng có. Tháng 01/1979, dưới sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã nổi dậy đánh đuổi quân Khmer đỏ, giải phóng đất nước khỏi họa diệt chủng, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

Trong việc khôi phục tăng đoàn Phật giáo Campuchia, vấn đề đầu tiên được đặt ra là tái truyền giới cho những vị sư bị mất giới. Các nhà sư Campuchia phải nhờ đến Phật giáo Việt Nam.Tháng 9/1979, theo lời mời của Ủy ban Mặt trận đoàn kết Dân tộc Campuchia, phái đoàn Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam đã sang tổ chức Đại giới đàn phục hồi giới phẩm xuất gia cho 08 vị sư Campuchia còn sống sót sau họa diệt chủng của Pol Pot Ingsary, trong đó có Hòa thượng Tép Vông – Đại tăng thống Phật giáo phái Đại chúng của Campuchia ngày nay.

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất

Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất

Việc Phật giáo Việt Nam tổ chức việc truyền giới khôi phục Phật giáo Campuchia là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Campuchia, cũng như trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Năm 2005, Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam và đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị Phật giáo Vương quốc Campuchia và Phật giáo Lào. Tại Campuchia Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Campuchia đã ký kết bản ghi nhớ nhằm tăng cường mối quan hệ thân tình, giao lưu, mở mang tình đoàn kết và giúp cho Phật giáo phát triển.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm