Chùa Hiến – chốn tâm linh gắn với sự hình thành, phát triển Phố Hiến xưa
Nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 70km, chùa Hiến tọa lạc tại đường Phố Hiến, P.Hồng Châu, TP.Hưng Yên. Chùa có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, được xây từ đời Trần, niên hiệu Thiên Ứng của vua Trần Thái Tông (1232-1250), do vị quan Tô Hiến Thành hưng công xây dựng.
Nơi đây lưu giữ nhiều minh chứng, lịch sử về sự hình thành và phát triển của thương cảng Phố Hiến xưa.
Chùa Hiến có phong cách kiến trúc thời Hậu Lê. Giữa thượng điện là tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Đầu tượng đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung. Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen, khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19.
Việc thượng điện đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lý sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong bố cục thờ tự của chùa Hiến so với các nơi khác, nơi nhiều thương nhân trong và ngoài nước đến sinh sống, buôn bán.
Tại chùa Hiến hiện vẫn đang còn hai tấm bia đá vô cùng quý lưu giữ các tư liệu về lịch sử, quá trình tụ cư của phố Hiến ngày xưa. Tấm bia được dựng từ năm 1625 ghi nhận “Phố Hiến là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương”. Đây là căn cứ để các nhà nghiên cứu khẳng định sự ra đời của Phố Hiến. Tấm bia còn lại dựng vào năm 1709, ghi lại Phố Hiến lúc bấy giờ đã có 10 phường.
Chùa Hiến còn nổi tiếng có cây nhãn Tổ đã gần 400 năm tuổi, nằm phía trước cửa chùa. Mỗi mùa quả chín, nhãn thường được chọn hái để dâng đức Phật, cúng thần thành hoàng và để tiến vua. Thân cây chính đã già cỗi, đã đổ chỉ còn một nhánh, được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.
Năm 1992, Chùa Hiến ở Hưng Yên đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đến năm 2012, Chùa Hiến được xác lập kỷ lục là ngôi chùa có cây nhãn tổ đầu tiên ở Việt Nam.
Hàng năm cứ vào ngày 10 tháng 3 tại chùa Hiến Hưng Yên diễn ra lễ hội truyền thống thu hút nhân dân địa phương và du khách phương xa về tham gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm